Côn trùng có hại đang “ẩn náu” trong nhà bạn?

Chẳng ai muốn có côn trùng trong ngôi nhà của mình. Tuy nhiên, với khí hậu nhiệt đới ở Việt Nam, đôi khi chúng ta khó tránh được sự hiện diện của những “vị khách” không mời và nguy hiểm nữa!

Ruồi

Ruồi được tìm thấy ở những khu dân cư hoặc gia súc sinh sống; nơi có nhiều thực phẩm và chất thải. Ruồi nhà có sức sinh sản khá nhanh và mạnh. Ruồi cái có thể đẻ đến 150 trứng trong vòng 5–6 ngày. Quần thể ruồi nhà có thể bùng phát số lượng trong vòng vài tuần. Côn trùng này ăn thực phẩm của người và chất thải. Vì thế chúng có thể mang và phát tán nhiều loại mầm bệnh khác nhau; như tiêu chảy, bệnh nhiễm trùng da và mắt. Côn trùng có hại

côn trùng có hại

Ruồi hoạt động chủ yếu vào ban ngày khi chúng ăn và giao phối; về đêm bình thường ruồi đậu yên. Ban ngày, khi không tìm thức ăn; ruồi thường trú đậu ở sàn nhà, tường, trần nhà, cũng như ngoài bờ rào; gần nhà xí, thùng rác, dây phơi quần áo, thảm cây thấp…

Muỗi

Báo cáo của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cho biết mỗi năm có hơn 1,5 triệu người trên toàn cầu chết; và hàng trăm triệu người mắc bệnh do muỗi gây ra.

Muỗi đốt gây ngứa ngáy và là vật trung gian truyền bệnh giữa người với người; hay giữa động vật và người. Không chỉ gây bùng phát dịch bệnh virus Zika; muỗi còn là nguyên nhân lây lan hàng loạt bệnh nguy hiểm khác như sốt xuất huyết, sốt rét hay viêm não Nhật Bản.

Việt Nam có rất nhiều muỗi tập trung và là ổ dịch lớn làm tử vong nhiều người. Những ngày hè nắng gắt thường có mưa bất chợt tạo điều kiện thuận lợi cho muỗi sản sinh nhiều hơn. Nếu cơ thể của bạn ướt đẫm mồ hôi thì nhiều khả năng muỗi sẽ đến đốt bạn cao hơn. Bởi chúng thích các chất có trong mồ hôi con người.

Mối

Mối là một nhóm côn trùng có họ hàng gần với gián. Mối hoạt động ẩn náu và sống theo đàn. Cuối tháng 5, đầu tháng 6 là mùa sinh sản chính của mối.

Loài côn trùng này thích ăn chất cellulose của gỗ. Chúng được liệt kê vào loài có sức tàn phá ghê gớm nhất thế giới. Chúng có thể phá hoại nhà cửa, vật dụng gỗ, sách vở, tài liệu… Thậm chí mối còn tấn công con người khi phá tổ của chúng. Không chỉ tấn công phá hoại vật dụng bình thường; mối còn gây thiệt hại đến máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ cao khác.

Chúng có thể luồn lách vào những khe hở nhỏ, sau đó đắp đất để đi. Điều này làm cho các bộ phận kỹ thuật của máy móc bị chập mạch, dẫn đến cháy nổ, vô cùng nguy hiểm.

Gián

Gián là côn trùng gây hại cho con người; đồng thời cũng là nỗi ám ảnh chị em trong công việc dọn dẹp nhà cửa. Chúng thường trú ẩn ở những nơi ẩm thấp và khó tìm như hố hốc; kẽ tường, nhà vệ sinh…

Gián là loài ăn tạp. Chúng vừa ăn vừa nôn mửa những thứ đã tiêu hóa một phần; và đào thải phân rải rác khắp nơi. Các chất thải ra từ gián có mùi hôi đặc biệt, rất khó chịu; và đọng lại rất lâu trên những vật dụng mà chúng đã đi qua.

Không chỉ ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt; mà gián còn tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người. Chúng ta thường có thói quen đập chúng khi nhìn thấy. Song hành động này khiến các ký sinh trùng; và các vi sinh vật sẽ lan truyền trực tiếp vào không khí; gây dị ứng và bệnh truyền nhiễm, dẫn đến bệnh hen suyễn nặng. Tồi tệ hơn nữa là thương hàn phổi.

Rệp

Rệp giường là một loại ký sinh trùng hút máu động vật và con người. Với kích thước nhỏ bé, chúng dễ dàng ẩn nấp trong ngôi nhà của bạn; cụ thể là tủ quần áo, phía sau bảng, drap giường, bao gối… Những nơi càng lộn xộn thì chúng càng dễ ẩn nấp.

Khung giờ hoạt động mạnh nhất của rệp là khoảng 1 giờ trước khi trời sáng. Con rệp thường có màu đỏ sau khi hút máu. Vết cắn của loài này thường gây đỏ, ngứa như muỗi đốt. Tuy nhiên, cảm giác ngứa ngáy đôi khi khó chịu hơn. Vết cắn cũng dễ bị nhiễm trùng hơn.

Rệp có thể lây lan khắp nơi, vô cùng khó tiêu diệt và gần như không thể kiểm soát. Dù nhà cửa sạch sẽ thơm tho cũng không giúp tránh được việc bị rệp xâm nhập.

côn trùng có hại, những côn trùng có hại, các côn trùng có hại

Bài: Alex Vo
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua