Chuyện công sở: Vẻ ngoài trẻ trung “đóng khung” sự nghiệp?

Vẻ ngoài trẻ trung là điều mà nhiều người mơ ước, song một số khác thì không và thậm chí còn cảm thấy tự ti vì điều này

Vẻ ngoài trẻ trung ảnh hưởng như thế nào đến con đường thăng tiến của bạn? Ảnh: Shutterstock

Trong hầu hết các lĩnh vực của đời sống, vẻ ngoài trẻ trung là điều được nhiều người khao khát. Năm 2022, người ta dự đoán ngành công nghiệp chống lão hoá sẽ có giá trị lên đến khoảng 260 tỉ USD. Một số cá nhân thừa nhận rằng số tiền họ chi tiêu cho việc chăm sóc và trẻ hoá làn da còn nhiều hơn mức thu nhập mỗi tháng.

Tuy nhiên, vẻ ngoài trẻ hơn tuổi lại là câu chuyện khác đối với dân văn phòng. Hiện chưa có bất kì dữ liệu chỉ ra chính xác bao nhiêu người bị ảnh hưởng tiêu cực bởi ngoại hình non nớt. Dù chuyện ấy dường như xảy ra thường xuyên quanh chúng ta. Giáo viên bị nhầm là học sinh. Công nhân nhà máy bia rượu bị bảo vệ hỏi chứng minh nhân dân vì nghi chưa đủ tuổi. Thậm chí có nhiều bác sĩ “dở khóc dở cười” khi bệnh nhân tỏ ra không tin tưởng chỉ vì: “Trông bạn trẻ quá”.

Trên thực tế có nhiều bằng chứng cho thấy vẻ ngoài trẻ hơn tuổi không chỉ gây bất tiện, mà còn tác động đến cách người khác nhìn nhận năng lực của bạn trong lần gặp đầu tiên.

Vẻ ngoài trẻ trung và hiệu ứng khuôn mặt trẻ thơ

Những người có vóc dáng nhỏ bé hoặc phong cách ăn mặc dễ thương thường đem đến cảm giác trẻ hơn tuổi thật. Tuy nhiên theo khoa học, “hiệu ứng khuôn mặt trẻ thơ” được phát hiện lần đầu năm 1980. Đây là lý do hàng đầu khiến mọi người cho rằng bạn có tính cách như trẻ con.

“Hiệu ứng khuôn mặt trẻ thơ được hình thành nhờ gương mặt tròn, hàm nhỏ, mũi và mắt tròn. Người trưởng thành thường có đôi mắt nhỏ, gò má góc cạnh, mũi và đường viền chân mày sắc nét. Những ai sở hữu khuôn mặt trẻ thơ trông non nớt. Bởi họ thực sự khiến mọi người nghĩ đến trẻ sơ sinh”. Leslie Zebrowitz nói. Ông là Giáo sư tại Đại học Brandeis (Mỹ) – người đồng khám phá ra hiện tượng này.

Điều kì lạ là hiệu ứng này áp dụng cho mọi lứa tuổi. Những người ở độ tuổi thanh niên và trung niên sở hữu gương mặt trẻ thường được xem là “thiếu khả năng kiểm soát cá nhân”. Song hãy xem đây là lợi thế vì bạn tạo cho mọi người cảm giác muốn che chở. Kiểu gương mặt này thường xuất hiện trong phim hoạt hình, linh vật thể thao, nhân vật quảng cáo…

Trẻ trung hơn tuổi cũng là cái “tội”?

Đã có nghiên cứu xác định sự thiên vị đối với những ứng cử viên có khuôn mặt trẻ con và ứng cử viên có vẻ ngoài trưởng thành. Theo đó người trông trưởng thành được ưu tiên cho chức vụ giám đốc. Tức là vị trí đòi hỏi sự lãnh đạo và khả năng đưa ra quyết định. Người trông non nớt được giao cho công việc ít “quyền lực” hơn.

Ngoài thực tế, những người lao động trẻ hơn có thể bị chỉ trích nhiều bởi những người lớn tuổi. Thậm chí bị trả lương thấp hơn những đồng nghiệp lớn tuổi hơn cho cùng một vai trò. Không được thăng chức hoặc bị sa thải một cách bất công.

Trong khi xã hội phương Tây có nền văn hóa ghi nhận rõ ràng là coi thường giới trẻ. Đồng thời gạt người già ra ngoài lề xã hội. Thì chủ nghĩa tuổi tác đối với những người lao động trẻ tuổi ngày càng được công nhận. Nghiên cứu về Đa dạng và Hòa nhập năm 2019 của trang web tìm kiếm việc làm Glassdoor cho thấy ở Vương quốc Anh, những người từ 18 đến 34 tuổi có nguy cơ bị phân biệt đối xử dựa trên độ tuổi cao hơn gần gấp đôi so với các nhóm lớn tuổi hơn.

Vẻ bề ngoài quan trọng đến thế sao?

Tại Anh, có một số biện pháp pháp lý chống lại sự thiên vị liên quan đến tuổi tác. Nó được gọi là “Phân biệt đối xử theo nhận thức”. Trong khi hầu hết những quốc gia khác chưa có luật cụ thể; nhằm ngăn chặn định kiến dựa trên ngoại hình.

Những người sở hữu vẻ ngoài trẻ trung hơn tuổi có thể tự bảo vệ mình. Ví dụ phụ nữ có thể trang điểm, đàn ông hãy để râu. Nghiên cứu chỉ ra rằng phụ nữ tuổi 20 trông già hơn khi họ make-up. Câu hỏi đặt ra là bạn có muốn thay đổi bề ngoài để vượt qua những thành kiến của người khác không?

Nicola Simpson – chuyên viên huấn luyện nghề nghiệp cho biết khách hàng của cô thường tự ti về vẻ ngoài trẻ hơn tuổi. Thay vì tập trung vào bên ngoài, Nicola giúp họ tập trung hiểu được cảm giác lo lắng, tự ti đến từ đâu.

“Các cuộc trò chuyện giữa tôi và khách hàng thiên về những gì giúp họ cảm thấy tự tin hơn. Mang đến những công cụ điều chỉnh suy nghĩ của họ thành thứ gì đó tích cực.”

Mỗi khi nhận thức được bản thân đang sợ hãi sự đánh giá từ người khác, hãy chuyển suy nghĩ của bạn sang chiều hướng tích cực hơn. Nhớ rằng người ngoài có suy nghĩ thế nào về ngoại hình của bạn cũng không quan trọng. Bởi năng lực và sự tự tin vào bản thân mới là yếu tố quyết định. Đồng thời dẫn lối bạn đến với thành công.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua