Chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1

Lớp 1 được xem là bước ngoặt trong hành trình phát triển của trẻ nhỏ, vì thế ba mẹ cần hết sức chú ý

Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, thời gian tựu trường trong năm học 2021-2022 sớm nhất là vào ngày 1/9. Học sinh lớp 1 có thể tựu trường từ ngày 23/8 để làm quen với môi trường mới. Dù tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, song các bậc phụ huynh vẫn cần chuẩn bị tốt hành trang cho con vào lớp 1.

Chuẩn bị dụng cụ học tập

Khi đang học mầm non, bé chủ yếu vui chơi là chính. Tuy nhiên bước vào lớp 1 thì chương trình học thay đổi đòi hỏi con phải thích nghi. Để chuẩn bị cho con một cách tốt nhất, ba mẹ cần sắm sửa những đồ dùng cần thiết sau:

Cặp sách

Cặp sách là thứ không thể thiếu trong hành trang cho con vào lớp 1. Ảnh: Fahasa

Ở độ tuổi vào lớp 1 thì cơ thể bé còn đang phát triển. Vì thế các bậc phụ huynh nên mua loại cặp sách hoặc balo đeo phía sau lưng. Tránh mua cặp đeo chéo sẽ khiến bé bị lệch vai khi mang nhiều sách vở.

Sách giáo khoa

Ảnh: Fahasa

Đây là đồ dùng quan trọng nhất trong hành trang cho con vào lớp 1 của bé. Phụ huynh có thể mua trọn bộ sách giáo khoa tại các nhà sách, cửa hàng uy tín. Nếu không tiện đi lại, bạn có thể đặt trực tuyến và nhận hàng tại nhà trên trang web. Tiêu biểu như Tiki, Lazada, Fahasa…

Vở kẻ ô li

Ảnh: Fahasa

Bên cạnh sách giáo khoa thì vở kẻ ô li cũng là đồ dùng không thể thiếu khi chuẩn bị hành trang cho con vào lớp 1. Nên mua các loại vở ô li có chất liệu giấy tốt để lần đầu bé tập viết được dễ dàng hơn. Ngoài ra, ba mẹ cũng cần chọn các loại vở có độ trắng vừa phải để tránh làm bé lóa mắt khi tập viết.

Dụng cụ học tập

Ảnh: Shopee

Chuẩn bị đầy đủ các loại dụng cụ học tập thiết yếu như hộp bút, bút chì, tẩy bút chì, thước kẻ, hộp màu…

Chuẩn bị tâm lí cho con

Giai đoạn lớp 1 được coi là bước ngoặt quan trọng trong đời con. Tâm lý của trẻ có thể bị ảnh hưởng ít nhiều bởi sự thay đổi về môi trường, lịch học và bạn bè. Nếu con có buồn bã hay khóc lóc vì chưa quen trường lớp, ba mẹ không nên căng thẳng vô tình tạo sức ép lên con.

Thay vào đó, hãy chuẩn bị tâm lý thật tốt cho trẻ bằng các phương pháp sau đây:

  • Kể cho con nghe về trường mới, nơi có nhiều bạn bè và thầy cô. Với những hoạt động vô cùng thú vị vừa học vừa chơi.
  • Đưa con đến thăm trường trước, cho con làm quen với không gian lớp học, khu vui chơi cũng như các thầy cô giáo.
  • Khi ở nhà, nhắc đến những chuyện vui, trải nghiệm thú vị mà con sẽ có khi bước vào lớp 1. Tạo ra sự thích thú và tò mò cho con.
  • Ba mẹ nên động viên, khơi dậy sự tự tin ở con bằng cách cho con học và chơi một môn nào đó như học đàn, vẽ, đá bóng… Những hoạt động này sẽ mở ra sự sáng tạo tư duy, tâm lí tự tin ở con.
  • Trở thành người bạn thực sự ở bên con. Lắng nghe những cảm xúc của con sau mỗi ngày đi học.

Xem thêm: Khen phạt công tâm, ấm lòng con trẻ

Rèn luyện cho con các kĩ năng cần thiết

Bước lên bậc tiểu học đồng nghĩa với việc con phải dần tự lập. So với mầm non chủ yếu là vui chơi và vận động thì khi vào lớp 1, con cần ngồi học 7-8 tiết mỗi ngày. Phần lớn thời gian duy trì sự nghiêm túc, tập trung trong giờ học. Vì thế ba mẹ cần rèn luyện cho con các kĩ năng cần thiết.

Kĩ năng tự phục vụ

Đây là kĩ năng quan trọng hàng đầu khi con vào lớp 1. Thể hiện sự tiến bộ về ý thức so với lứa tuổi mần non. Từ khoảng 5-6 tuổi, ba mẽ hãy để con tự làm các công việc trong sinh hoạt hàng ngày. Ví dụ như tự xúc ăn, dọn dẹp bàn sau khi ăn, tự rót nước và uống nếu khát… Ngoài ra nên rèn cho con tự vệ sinh cá nhân, biết rửa tay trước và sau bữa ăn.

Kĩ năng tự bảo vệ bản thân

Trẻ cần biết cách cảm nhận cơ thể mình. Ví dụ như nóng, lạnh, khó chịu trong người và báo với người lớn nếu không khỏe. Ba mẹ nên hướng dẫn con cách mặc và cởi áo cũng như đi giày dép thành thạo.

Ở môi trường nào cũng có những nguy hiểm tiềm tàng, vì thế ba mẹ hãy trang bị cho con kĩ năng tự bảo vệ bản thân. Đặc biệt là khi gặp người lạ, bị người khác tấn công hoặc xâm hại. Cùng với đó là tìm kiếm sự giúp đỡ trong hoàn cảnh khó khăn, cách thoát hiểm nếu có cháy hoặc mắc kẹt trong thang máy…

Rèn luyện sự lễ phép

Phụ huynh nên rèn cho con biết chào hỏi lễ phép với người lớn. Giao tiếp chan hòa và chân thành với các bạn ở lớp. Mạnh dạn ủng hộ hành vi tốt, phản đối hành vi sai trái. Ba mẹ có thể mua một số cuốn sách về dạy kĩ năng cho trẻ tiểu học để hướng dẫn con từng chút một.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua