Làm thế nào để cập nhật chứng nhận tiêm ngừa vaccine Covid-19?

Sổ sức khỏe điện tử được xem là ứng dụng sẽ thay thế cho giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 dựa trên mã QR. Tuy nhiên, một số người dân dù đã tiêm nhiều tuần nhưng chưa vẫn được xác nhận

Ảnh: Tiếp Thị Gia Đình

Sổ sức khỏe điện tử đang là một ứng dụng được người dân Việt Nam “săn lùng” nhất hiện nay. Bởi “cuốn sổ online” này sẽ thay thế cho giấy chứng nhận tiêm vaccine COVID-19 dựa trên mã QR. Theo Bộ Y tế, ứng dụng Sổ sức khỏe điện tử đã được kết nối trực tiếp với Hệ thống Tiêm chủng COVID-19 trong nước.

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine Covid-19 từ lâu nhưng không được cập nhật trên hệ thống. Tình trạng này đang khiến khá nhiều người dân lo lắng vì TP.HCM và cả nước hiện đã lên kế hoạch triển khai thẻ xanh và thẻ vàng Covid-19 để từng bước mở lại hoạt động sản xuất và lao động.

Cách cập nhật chứng nhận tiêm ngừa vaccine Covid-19

Kể từ ngày 11/9, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP HCM đã thông báo đóng kênh tiếp nhận điều chỉnh của HCDC. Do đó, người dân chỉ có thể gửi phản hồi thông qua Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. Dưới đây là các bước thực hiện:

Bước 1: Gửi yêu cầu phản ánh

Người dùng truy cập Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19. Sau đó, chọn mục “Phản ánh thông tin” màu cam nằm ở phía bên phải giao diện website. Hoặc chọn click vào www.tiemchungcovid19.gov.vn/portal/portal-report

Bước 2: Cập nhật thông tin cá nhân

Ảnh: Tiếp Thị Gia Đình

Khi chọn phản ánh, bạn sẽ cần điền đầy đủ và chính xác các thông tin cần thiết của mình. Các mục cần bạn kê khai gồm họ tên, ngày tháng năm sinh; số điện thoại, số CMND/CCCD, tỉnh/thành phố… Sau đó, tiến hành lựa chọn loại phản ánh phù hợp.

(Mục có dấu * màu đỏ bắt buộc phải điền đầy đủ, không được để trống)

Bước 3: Cập nhật mũi tiêm ngừa vaccine Covid-19

Ảnh: Tiếp Thị Gia Đình

Sau khi đã điền đầy đủ thông tin cá nhân, bạn hãy tiếp tục điền thông tin mũi tiêm. Tiếp đó, đính kèm hình ảnh chụp “Giấy xác nhận đã tiêm vaccine Covid-19” và nhập mã xác nhận rồi bấm “Gửi phản hồi”. Cuối cùng, nhập mã OTP trong điện thoại vào phần “Xác thực OTP” và bấm “Xác nhận” để kết thúc phản ánh.

Bị thất lạc giấy xác nhận tiêm vẫn được tiêm bình thường!

Nhiều người dân thắc mắc khi đã tiêm mũi 1 nhưng bị thất lạc giấy chứng nhận tiêm; hoặc thông tin chưa được cập nhật lên hệ thống thì có được tiêm hay không? Theo ông Nguyễn Trường Nam, Phó Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế), những người đã tiêm mũi 1 đều nằm trong đối tượng ưu tiên của chính phủ và Bộ Y tế. Do đó, khi đến lịch tiêm mũi 2, người dân vẫn được cơ quan và các tổ chức; hoặc khu dân cư thông báo thời gian và địa điểm.

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua