Tạm biệt, Sudan!

Trái Đất có đến 7 tỷ người, nếu mỗi người đều quan tâm đến các loài vật hoang dã; thì những hành động dù nhỏ bé nhất vẫn có thể tạo ra được sự thay đổi lớn lao

Không có việc làm nào là quá nhỏ nhoi để bảo vệ môi trường và các loài động vật hoang dã.

Ngày 19–3, Sudan, chú tê giác trắng cuối cùng của thế giới; đã qua đời ở tuổi 45. Hình ảnh bạn đang thấy, là một trong những hình ảnh xúc động bậc nhất thế giới tháng rồi. Người kiểm lâm Zacharia Mutai đang an ủi Sudan trong những giờ phút cuối cùng; trước khi bác sĩ thú y mang đến cái kết bình an cho chú tê giác.

Cái chết của Sudan khiến loài tê giác trắng Bắc Phi chính thức tuyệt chủng. Đây cũng là lời cảnh báo dành cho nhân loại về sự tàn nhẫn của con người với thiên nhiên, môi trường. Trái Đất có đến 7 tỷ người, nếu mỗi người đều quan tâm đến các loài vật hoang dã; thì những hành động dù nhỏ bé nhất vẫn có thể tạo ra được sự thay đổi lớn lao.

Cách bảo vệ động vật hoang dã

1. Làm tình nguyện

Bạn không cần có quá nhiều tiền để giúp đỡ các tổ chức bảo tồn động vật. Bạn chỉ cần có thời gian và tinh thần. Chỉ một cú search trên Google; bạn sẽ thấy có rất nhiều tổ chức, vườn quốc gia, sở thú… tổ chức chương trình cho tình nguyện viên; ở cả Việt Nam lẫn nước ngoài (để bạn kết hợp trong những chuyến du lịch). Bạn có thể giúp họ trồng cây, làm sạch bãi biển, cứu trợ, chăm sóc động vật, hướng dẫn du khách… 

2. Tham quan

Thảo Cầm Viên, thủy cung, vườn quốc gia, khu bảo tồn… đều là ngôi nhà của các loài động vật hoang dã. Hãy cùng người thân và bạn bè đến đó tham quan; để học hỏi thêm về chúng. Không chỉ biết về đặc điểm và tập tính của chúng, bạn còn biết được những gì nên và không nên làm; để không làm hại môi trường sống, giúp các loài vật duy trì giống nòi. Bạn biết không, tiết kiệm giấy sẽ giữ tổ cho cả bầy chim và không lấy túi nylon có thể cứu một con rùa.

3. Đóng góp

Đừng ngại nhắn tin hoặc góp quỹ bảo tồn động vật; tại các bảo tàng, triển lãm, vườn thú, khu sinh thái, chiến dịch vận động bảo vệ môi trường, giải cứu động vật hoang dã… Đóng góp của bạn có thể không nhiều; nhưng vẫn đủ lớn để tiếp thêm động lực và giúp duy trì những hoạt động bảo tồn quan trọng này.

4. Trò chuyện

Bạn có thể chia sẻ quan điểm của bạn với gia đình; về bảo tồn động vật hoang dã. Như là, chỉ mẹ cách tắm giặt thế nào để tiết kiệm nước; giúp em tái sử dụng giấy vụn từ sách vở cũ; khuyên bố ngưng nhậu thịt rừng, đừng dùng mật gấu; và “tấu” cho cả dòng họ biết sự thật về sừng tê giác chẳng hạn.

động vật hoang dã dong vat hoang da

5. Mua sắm có trách nhiệm

Hãy học hỏi sao Hollywood, cổ vũ PETA; và thẳng thừng nói không với những sản phẩm làm từ sừng, da, lông, xương, ngà… của các loài động vật hoang dã đang có nguy cơ tuyệt chủng. Bằng cách đó, bạn có thể khiến việc săn bắn và buôn lậu động vật hoang dã; không còn là một công việc sinh lợi nữa.

6. Ngưng xả rác

Rác làm con người khó chịu và làm động vật khó sống. Nếu từng xem qua ảnh chụp xác thú đầy đồ nhựa, muỗng nhựa kẹt vào mũi rùa, cá ngựa kéo bông ngoáy tai… bạn sẽ thấy chim rất dễ mắc kẹt vào những chai, túi nhựa; cá mang lưới theo bên mình suốt đời và mọi con thú đều có thể bị biến dạng, chết sớm vì rác thải.

7. Tái chế

Hãy tìm những cách thức mới để sử dụng những đồ vật mà bạn có ý định bỏ đi. Nếu không thể dùng lại, hãy tái chế chúng. Vườn thú Minnesota, Mỹ khuyến khích khách tham quan bỏ điện thoại di động cũ vào các thùng tái chế để giảm thiểu nhu cầu đối với coltan – một loại khoáng chất dùng để sản xuất điện thoại, được khai thác từ những vùng đất thấp, nơi sinh sống của loài khỉ đột.

8. Khôi phục

Môi trường sống tự nhiên bị phá hủy là mối đe dọa chủ yếu của 85% các loài có nguy cơ tuyệt chủng, theo Liên minh Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên. Bạn có thể giảm bớt mối đe dọa này bằng cách trồng thêm cây, hoàn nguyên những đầm lầy hoặc làm sạch các bãi biển ở địa phương…

Bài: Lê Lộc
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua