Điều này khiến biến đổi khí hậu trở thành vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay. Nhiều người dân ở các nước thuộc thế giới thứ ba đang có nguy cơ mất nhà cửa rất cao. Mặc cho những quốc gia này không gây ô nhiễm nhiều bằng những quốc gia phát triển
Tình trạng di cư nội địa ngày càng tăng
Số người phải di cư nội địa do lũ lụt, lốc xoáy, cháy nổ, động đất và núi lửa tăng lên gần 7 lần trong thập kỷ qua. Còn số người phải di cư nội địa do xung đột tăng lên gấp 3 lần. Các số liệu này được đưa ra trong bài báo cáo của Oxfam được đăng lên vào ngày 2/12.
Đây là một trong những vấn đề lớn cần phải được thảo luận tại Hội Nghị Liên Hợp Quốc về Biến Đổi Khí Hậu lần thứ 25 (Hội Nghị COP25), diễn ra tại Madrid, Tây Ban Nha.
Theo Oxfam, những quốc gia có thu nhập thấp, như Ấn Độ, có nguy cơ bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu gấp 4 lần so với những quốc gia có thu nhập cao như Tây Ban Nha và Mỹ.
Vị trí địa lý cũng là một yếu tố quan trọng. 80% những người di cư nội địa này đều sống ở châu Á.
Các đảo quốc nhỏ đang phát triển (SIDS) như Cuba, Dominica và Tuvalu đặc biệt bị ảnh hưởng nặng nề. Những người di cư nội địa do thảm hoạ khí hậu ở các nước này chiếm tỉ lệ cao nhất từ năm 2008 – 2018.
Và nhiều mối đe doạ khác gây ra bởi biến đổi khí hậu
Theo Oxfam, phụ nữ và trẻ em luôn là những đối tượng bị ảnh hưởng tệ nhất. Đặc biệt là ở những nước không chỉ có khí hậu khắc nghiệt, mà chính trị cũng bất ổn như Somali.
Những thảm hoạ do biến đổi khí hậu gây ra như lốc xoáy thường được để ý nhiều hơn. Tuy nhiên, những hiện tượng ngầm khác như mực nước biển ngày càng dâng cao cũng ảnh hưởng sâu sắc. Chẳng hạn như ở các vùng ven biển, mực nước biển dâng cao sẽ khiến cho đất nông nghiệp ngày càng ít. Do đó người dân phải di cư đến nơi khác để sinh sống và canh tác.
Ai sẽ đứng ra chịu trách nhiệm đối phó với những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu?
Oxfam đang kêu gọi toàn thể những lãnh đạo trên thế giới để cắt giảm lượng khí thải nhiều và nhanh nhất có thể.
Các nước đang phát triển cũng nên được các nước phát triển hỗ trợ. Đặc biệt là bằng tài chính để bồi đắp những mất mát và tổn thất mà họ đã phải chịu đựng. Điều này đã được bàn luận tại hội nghị khí hậu vào năm 2013 tại Warsaw.
Tim Gore – giám đốc tại ban chính sách về lương thực và biến đổi khí hậu tại Oxfam cho biết:
“Không ai lên tiếng về vấn đề tiền bạc, và đó là một trong những vấn đề quan trọng nhất cần phải được đưa ra bàn luận tại Madrid. Phải có ai đó chịu đứng ra chi trả cho những tổn thất này. Hiện tại, chính những cộng đồng nghèo đói nhất trên thế giới phải chi trả cho những thiệt hại do biến đổi khí hậu gây ra.”
Gore nói thêm:
“Những nước phát triển cũng sẽ không thoát được nguy cơ di cư nội địa. Biến đổi khí hậu sẽ không trừ một ai.”
Ngoài ra, tình trạng di cư nội địa còn dẫn tới vấn đề an ninh và chính trị. Quốc gia nào bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu càng nhiều thì tình trạng chính trị sẽ càng bất ổn và nhiều xung đột.
Tiếp Thị Gia Đình
Nguồn: CNN