Làm bạn với nhân viên, không khó như “sếp” nghĩ

Là một người sếp giỏi chuyên môn đôi khi chưa đủ. Để nhân viên tâm phục khẩu phục, đôi khi bạn cần phải là một người bạn để thấu hiểu cấp dưới

Sẽ ra sao nếu một tuần của bạn trôi qua chỉ với 40 tiếng công việc và sự căng thẳng tột độ. Thật ra đứng ở một trí cao trong công ty rất cần phải có sự cảm thông và thấu hiểu của mọi người, đặc biệt là từ nhân viên của mình. Làm sếp không phải là cố nguyên tắc và cố giữ kẻ với nhân viên. Đôi khi một người sếp cởi mở, thân thiện sẽ là điểm cộng giúp bạn dễ dàng hơn trong công việc quản lí của mình.

Làm bạn với nhân viên không hề khó, nếu như bạn biết cách áp dụng các bí kíp sau đây:

1. Mỉm cười với mọi người

Hãy bắt đầu một ngày mới tốt lành bằng cách cười với mọi người. Nên nhớ rằng, nỗi e dè của bạn thật ra không lớn bằng sự e ngại của nhân viên khi tiếp xúc với bạn đâu, vì bạn là sếp mà. Vì thế, nếu cảm thấy nhân viên ngại giao tiếp với mình, thì hãy chủ động mỉm cười và bắt chuyện với họ.

Việc này ban đầu có vẻ khó khăn, nhưng hãy nhớ đến những ngày đầu tiên khi bạn mới bắt đầu đi làm, bạn vẫn phải làm quen và kết nối mọi người. Cho nên đừng ngần ngại “làm bạn với nhân viên“. Để nhân viên tâm phục khẩu phục, trước khi là một người sếp, hãy là người bạn của nhân viên.

Print

2. Tìm hiểu về sở thích chung của phòng mình

Đa số nhân viên cùng phòng ban sẽ có chung những sở thích giống nhau, có thể là bóng đá, thời trang, làm đẹp,… Vì thế, để góp vui với những câu chuyện chung, là sếp, bạn nên ít nhiều tìm hiểu về các sở thích đó. Không bắt buộc bạn phải thật am hiểu về lĩnh vực này, nhưng với một số thông tin nhất định, chắc chắn nhân viên của bạn sẽ vô cùng hào hứng và cởi mở trò chuyện với bạn nhiều hơn.

3. Quan tâm đến sở thích của từng nhân viên

Thay vì nói về mình và những kế hoạch nghỉ dưỡng cuối tuần, hãy hỏi nhân viên của mình cuộc sống và công việc của họ. “Anh/chị làm ở đây bao lâu rồi? Anh/chị có gặp khó khăn gì trong công việc không?”. Ai cũng thích được nói về mình, vì thế hãy cho nhân viên mình có cơ hội để được nói về họ. Đó không chỉ là cách để bạn hiểu thêm về cấp dưới của mình mà còn khiến cho nhân viên thấy rằng họ được quan tâm và coi trọng.

4. Mời nhân viên đi ăn trưa

Mời nhân viên đi ăn trưa hoặc nhận lời mời đi ăn cùng nhân viên là điều bạn nên làm nếu như bạn muốn kết thân với mọi người. Thật ra trong giờ làm việc ai cũng có việc riêng nên chỉ trong giờ ăn trưa, họ mới trò chuyện với nhau được nhiều hơn.

Hoặc nếu không mời ăn trưa, bạn có thể thay thế bằng một chầu cà-phê với một vài ba nhân viên, không hẳn để bàn về công việc, mà đơn thuần là thoải mái trò chuyện để mọi người hiểu nhau nhiều hơn.

la ban voi nhan vien hinh anh 1

5. Kết bạn với nhân viên trên mạng xã hội

Đây không phải là ý kiến tồi vì kết bạn trên mạng xã hội cũng là cách mà bạn chủ động làm quen trên phương diện khác. Thông qua những trạng thái cập nhật, nhân viên có thể thấy rằng bạn không chỉ là một người sếp chuyên nghiệp mà còn thân thiện và có nhiều sở thích giống với họ.

Tuy nhiên những dòng trạng thái trên mạng xã hội cũng là cách mà nhân viên đánh giá về bạn. Vì thế, hãy đảm bảo rằng trên trang cá nhân của mình sẽ không xuất hiện những hình ảnh, con chữ hơi “trẻ trâu”, không phù hợp với hình ảnh của mình.

6. Đừng bỏ lỡ các buổi tiệc tùng

Kết thúc một ngày làm việc, bạn cảm thấy mệt mỏi và chỉ muốn về nhà, nhưng nếu cấp dưới có lời mời tiệc tùng với họ, đừng vội từ chối. Giống như những bữa ăn trưa cùng nhau, đây cũng chính là cách để bạn gắn kết hơn với nhân viên của công ty so với những cuộc họp thường ngày. Vì thế nếu không bận việc gì, đừng nên từ chối những buổi tiệc tùng như thế này.

Trên đây là 6 bí kíp bỏ túi giúp các sếp nhà ta làm bạn với nhân viên dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp đều có giới hạn riêng của nó. Hãy là một người sếp chịu chơi hết mình nhưng cũng phải cực kì chuyên nghiệp trong công việc, khiến nhân viên nể phục.

Hà Ngô  (Theo Inc)
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua