Sức tàn phá của những cơn bão nhiệt đới ngày càng tăng trong 40 năm trở lại đây

Số liệu từ nghiên cứu gần đây ở Mỹ về các cơn bão nhiệt đới đã đúng với dự đoán của các nhà khoa học

bão nhiệt đới ngày càng tăng

Số lượng và sức tàn phá của các cơn bão nhiệt đới ngày càng tăng trong 40 năm qua (Ảnh: Shutterstock)

Theo nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Khí quyển và Đại dương Quốc gia Mỹ (NOAA), các cơn bão nhiệt đới đang trở nên dữ dội hơn trên toàn cầu trong 4 thập kỷ qua. Tần suất xuất hiện cũng như sức tàn phá của chúng ngày càng tăng. Việc đại dương nóng lên cũng sẽ khiến các cơn bão này tồi tệ hơn.

Số lượng bão nhiệt đới tăng đến 15% trong 4 thập kỷ qua

Nghiên cứu đã được đăng trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ vào hôm 18/5. Phân tích từ hình ảnh vệ tinh được thu thập từ năm 1979 – 2017 cho thấy, số lượng bão nhiệt đới đã tăng đến 15%. Tốc độ gió của chúng có thể lên tới 185km/h. Cũng theo nghiên cứu, Australia là quốc gia nằm giữa vùng trũng của Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Đây là nơi các cơn bão và lốc xoáy được hình thành nhiều nhất. Các chuyên gia nói rằng kết quả nghiên cứu đã đúng với dự đoán trước đó.

Các nhà khoa học không cố tìm ra nguyên nhân chính khiến số lượng bão và lốc xoáy tăng lên. Họ không loại trừ các biến đổi tự nhiên hay một số nguyên nhân cục bộ. Tuy nhiên, nhưng họ tin rằng phần lớn là do tác động của con người và sự nóng lên toàn cầu.

Tiến sĩ Hamish Ramsay – nhà khoa học tại CSIRO – Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghiệp khối thịnh vượng chung cho biết, nghiên cứu này đã củng cố các mô hình mà họ dự đoán. Theo đó, tỉ lệ của các cơn bão nhiệt đới dữ dội sẽ tăng theo nhiệt độ toàn cầu. Bên cạnh đó, đại dương ấm lên cũng sẽ khiến các cơn lốc gây ra nhiều mưa hơn. Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương đều đạt nhiệt độ nóng nhất vào tháng 3/2020. Nhưng các nhà khoa học vẫn chưa chắc chắn rằng số lượng của tất cả các loại lốc xoáy sẽ tăng hay giảm dưới tác động của biến đổi khí hậu.

Các cơn bão lớn gần đây

Ngày 18/5, Ấn Độ đã phải sơ tán hàng nghìn người dân khi bão Amphan ngày càng dữ dội và trở thành siêu bão xoáy. Ít nhất 84 người đã thiệt mạng sau khi bão Amphan càn quét các vùng duyên hải ở quốc gia này. Siêu bão này còn gây lở đất, tàn phá một diện tích lớn đất nông nghiệp ở một số khu vực phía Tây Bengal. Còn ở Bangladesh, ít nhất 10 người đã thiệt mạng kể từ khi đổ bộ vào đêm 20/5. Các cột sóng của bão đã vượt qua con đê bao cao 1,5m và nhấn chìm nhiều diện tích đất canh tác.

Cơn bão nhiệt đới có sức tàn phá kinh khủng nhất trong 100 năm qua là siêu bão Haiyan. Cơn bão này đổ bộ vào năm 2013. Ở Philippines nó được gọi là bão Yolanda. Còn ở Việt Nam là cơn bão số 14. Cơn bão đã tàn phá một phần Đông Nam Á, đặc biệt là Philippines trong khoảng thời gian đầu tháng 11/2013. Ít nhất 6.300 người đã thiệt mạng ở Philippines do cơn bão này.

Năm 2019, siêu bão Dorian đã gây thiệt hại nặng nề ở Bahamas và Đông Nam Hoa Kỳ. Sức gió của cơn bão này lên đến hơn 295 km/h. Nhưng siêu bão này lại chỉ di chuyển có vài km/h. Điều này đồng nghĩa với việc nó có nhiều thời gian hơn để phá hoại tài sản, con người. Đồng thời nó còn dồn một lượng mưa lớn vào một khu vực nhỏ. Nếu các cơn bão nhiệt đới trong tương lai tiếp tục theo mô hình như siêu bão Dorian thì có khả năng chúng sẽ tàn phá dữ dội hơn rất nhiều.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: The Guardian

>> Xem thêm: QUAY VỀ VỚI TỰ NHIÊN: CON ĐƯỜNG MÀU XANH

Đừng bỏ qua