Bãi rác điện tử lớn nhất thế giới và nguy cơ mắc ung thư vô cùng lớn

Bãi rác tại khu Agbogbloshie ở thủ đô Accra của đất nước Ghana đang là bãi rác điện tử lớn nhất thế giới với nguy cơ mắc các bệnh vô cùng nguy hiểm

bãi rác điện tử lớn nhất thế giới

Bãi rác Agbogbloshie tại thủ đô Accra, Ghana đang là bãi rác điện tử lớn nhất thế giới (Ảnh: Shutterstock)

Bãi rác Agbogbloshie tại thủ đô Accra, Ghana nổi tiếng là bãi rác điện tử lớn nhất Tây Phi. Cũng như trên toàn thế giới. Hàng ngày, nơi đây tiếp nhận hàng trăm tấn phế thải từ các sản phẩm công nghệ. Những bãi rác như thế này không chỉ là vấn nạn môi trường vô cùng lớn, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ của người dân sống tại khu vực đó.

50 triệu tấn rác thải điện tử mỗi năm

Công nghệ phát triển kéo theo nhiều vấn đề môi trường nan giải. Theo báo cáo của Liên Hợp Quốc vào năm 2019, mỗi năm, thế giới lại thải ra môi trường hơn 50 triệu tấn rác thải điện tử. Khi các nhà sản xuất và người dùng liên tục nâng cấp thiết bị và loại bỏ những loại đồ cũ hơn. Chúng là loại rác thải không thể tái chế, khó phân huỷ và phá hại môi trường cực kì nghiêm trọng.

Rác thải điện tử thường là từ các nước phương Tây gửi đến các nước đang phát triển ở châu Phi. Trung Quốc cũng là một trong những nơi có bãi rác điện tử lớn nhất trên thế giới. Những nơi này thường diễn ra tình trạng xử lý rác thải điện tử bất hợp pháp. Chỉ có 20% rác thải được tái chế đúng cách.

Nguồn thu nhập chính của người dân lao động trong khu vực

Thực tế, những bãi rác điện tử này là kế sinh nhai của người lao động nghèo trong khu vực. Theo trang RT của Nga, tại bãi rác Agbogbloshie có khoảng 200,000 tấn rác thải điện tử. Mỗi ngày có đến hàng nghìn người làm việc tại đây. Đây được xem là ngành công nghiệp tạm bợ đang ngày càng phát triển ở Ghana. Họ trèo lên những núi rác khổng lồ để tìm kiếm, lựa chọn những thiết bị, linh kiện có thể nung chảy. Để lấy sắt, đồng thau và vàng. Sau đó bán chúng để có tiền sống qua ngày.

Họ sống trong những mái lều, nhà dựng tạm ngay trong bãi rác điện tử. Thậm chí hình ảnh các bà mẹ nấu ăn ngay trên đống phế liệu đã không còn xa lạ. Được biết, có tổng cộng 80,000 đàn ông, phụ nữ và trẻ em đang sống tại bãi rác Agbogbloshie. Họ là những người nghèo nhất ở thủ đô 1,7 triệu dân Accra.

Các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng từ những bãi rác điện tử lớn nhất thế giới

Những vấn đề về sức khoẻ như bỏng, đau lưng, đau khớp, nhiễm trùng, thai chết lưu… là điều khó tránh khỏi ở những người dân làm việc và sống tại bãi rác điện tử lớn nhất thế giới này. Họ cũng có nguy cơ mắc ung thư từ quá trình khai thác và tách kim loại. Do hít phải khói và các chất hoá học độc hại như chì và cadimi.

Các nhà nghiên cứu còn phát hiện chất độc hoá học từ đồ điện tử còn thấm vào đất. Sau đó xâm nhập vào chuỗi thức ăn trong tự nhiên. Kết quả xét nghiệm từ một quả trứng của gà thả rông ở Agbogbloshie cho thấy, nhiều chất độc đã vượt quá giới hạn cho phép của Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu (gấp 220 lần). Chúng có thể gây ung thư và phá huỷ hệ miễn dịch. Độc tố ô nhiễm cũng đã được phát hiện trong sữa mẹ. Có nghĩa là chất độc được truyền từ mẹ sang con.

Công ước Basel là hiệp ước quốc tế cấm các quốc gia phát triển đổ rác thải điện tử trái phép ở các nước kém phát triển. Kêu gọi thế giới phải có biện pháp cấp thiết nhằm chấm dứt việc thải rác độc hại. Cùng với đó kêu gọi người dân nhận thức được nguy cơ đáng sợ của những bãi rác điện tử. Hy vọng rằng Liên Hợp Quốc sẽ sớm đặt vấn đề này lên hàng đầu và đề ra những biện pháp giải quyết hợp lý.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: RT

>> Xem thêm: Đầu năm bàn chuyện phân loại rác thải trong gia đình

Đừng bỏ qua