Khoa học đã chứng minh; khóc là phương pháp giải toả áp lực cải thiện tâm trạng hữu hiệu. Ai khóc nỗi đau này? Đừng tưởng người hay khóc là yếu đuối ủy mị, thực ra họ mạnh mẽ hơn bạn nghĩ đấy!
Ai trên đời mà chẳng phải khóc, bạn công nhận không? Đến cá sấu còn rơi nước mắt nữa là! Theo Robert Provine, giáo sư thần kinh sinh học và tâm lý học tại ĐH Maryland (Mỹ); nước mắt cảm xúc là thứ còn sót lại trong quá trình tiến hóa của con người; giúp chúng ta sinh tồn trong quá khứ. Ngoài ra, khóc còn mang đến rất nhiều lợi ích tâm lý khác.
Mình buồn vì tim mình đau
Khi thể hiện niềm vui, có rất nhiều người sẽ giúp bạn lan tỏa niềm vui đó. Trong khi đó, việc thể hiện nỗi buồn; lại thường bị xem nhẹ và tránh né. Nếu đã từng xem qua Inside Out (Những mảnh ghép cảm xúc); bộ phim hoạt hình đoạt giải Oscar của hãng Pixar; bạn sẽ hiểu, nỗi buồn thực chất cũng là một dạng năng lượng tinh thần mạnh mẽ.
Không có gì kỳ cục hay xấu hổ khi bạn thể hiện chân thực cảm xúc cá nhân. Đi đám cưới thì miệng cười chung vui; đi đám ma thì mím môi chia buồn. Đó là điều hết sức tự nhiên.
Ai khóc nỗi đau này? Tâm lý học quan niệm, người mau nước mắt đa phần là người thật thà, thẳng thắn; đa sầu, đa cảm, ruột để ngoài da. Họ đối xử chân thành, hết lòng và gần gũi với những người xung quanh.
Khi kết giao, họ cũng được người khác quý mến vì tính cách khẳng khái; nhiệt thành, không chấp nhặt hay dối trá. Nhờ đó mà họ giữ được những mối quan hệ tốt đẹp. Thà cứ khóc thật lòng, vẫn hơn là cười giả tạo, nhỉ?
Cry me a river
Ngoài tác dụng cải thiện cảm xúc và giảm căng thẳng, thì những giọt nước mắt được giải phóng ra khi bạn khóc cũng có những lợi ích khoa học không ngờ.
Một nghiên cứu đã cho thấy, leucine-enkephalin và prolactin có trong nước mắt giúp giảm căng thẳng và làm dịu nỗi đau hiệu quả. Nước mắt còn giải phóng độc tố, cải thiện tầm nhìn; tiêu diệt 90–95% vi khuẩn ở mắt nếu bạn khóc trong khoảng 10 phút.
Khóc kích thích não bộ sản sinh ra endorphin – loại “hormone hạnh phúc” giúp bạn cảm thấy dễ chịu, hoạt động như một loại thuốc giảm đau tự nhiên. Khóc làm giảm lượng mangan, một loại chất hóa học mà khi bị lưu giữ quá lâu trong người có thể gây nên tổn thương cho não và cơ thể.
Ai khóc nỗi đau này?
Buồn phiền có thể vẫn còn đó sau khi bạn khóc. Nhưng chắc chắn rằng, việc khóc giúp bạn “gột rửa” đáng kể những cảm xúc tiêu cực trong tâm trí. Điều này giúp bạn suy nghĩ thấu đáo hơn và không bị dồn nén, bóp nghẹt vì tư tưởng bi quan.
Hãy khóc đi, khóc đi, khóc đi, đừng ngại ngùng
Người hay khóc là người có xu hướng tự do và không bận tâm quá nhiều về những định kiến, quy tắc xã hội. Lẽ thường, nếu một cô gái khóc, người ta sẽ cho rằng tâm lý cô ta không ổn định hoặc cô ta đang muốn gây chú ý. Còn khi người đàn ông khóc, thì anh ta thường sẽ bị cho là một kẻ yếu mềm, không đủ nam tính.
Tất cả những quan niệm áp đặt đó khiến cả hai phái đều muốn che giấu nỗi buồn trước đám đông. Họ nhất quyết không rơi lệ để chứng tỏ mình mạnh mẽ, cứng cỏi, dù đôi khi thực tế lại trái ngược.
Ai cũng chào đời bằng tiếng khóc. Đời vui không nhịn được cười, thì cớ sao đời buồn lại phải nhịn khóc?Ai khóc nỗi đau này? Hãy sống như một đứa trẻ thơ. Chẳng ai phán xét khi lũ trẻ khóc đâu. Họ chỉ tìm cách dỗ dành chúng thôi!
But if you wanna cry, cry on my shoulder
Khi nỗi buồn hiện rõ trên gương mặt bạn, ngoài người dưng và những kẻ vô tâm, thì gia đình, bạn thân, hội chị em bạn dì… vẫn luôn ở đó để chú ý, hỏi han và chia sẻ. Bạn có thể ngại khóc trước người lạ, nhưng đừng bao giờ cố giấu nước mắt với những người thân yêu luôn quan tâm đến mình.
Ai khóc nỗi đau này? Nỗi buồn không đáng sợ bằng stress và trầm cảm. Nếu cứ tiếp tục kìm nén và chôn vùi cảm xúc trong lòng, hậu quả về tinh thần sẽ nghiêm trọng hơn bạn tưởng.
Buồn phiền có thể vẫn còn đó sau khi bạn khóc. Nhưng chắc chắn rằng, việc khóc giúp bạn “gột rửa” đáng kể những cảm xúc tiêu cực trong tâm trí