Người dân sẽ bị phạt tiền không đeo khẩu trang nơi công cộng. Cụ thể, mức phạt sẽ từ 1-3 triệu đồng. Đây là mức phạt được ghi rõ tại Điểm a, Khoản 1, Điều 12, Nghị định 117 của Chính phủ; quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế. Đối với tổ chức có hành vi vi phạm; mức phạt bằng 2 lần mức đối với cá nhân.
Nghị định 117 quy định phạt tiền không đeo khẩu trang
Bên cạnh đó, Nghị định 117 còn quy định những hành vi vi phạm việc áp dụng các biện pháp phòng; chống dịch Covid-19 theo hướng tăng mức phạt tiền lên nhiều lần. Cụ thể như, phạt từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi che giấu; không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng bệnh truyền nhiễm của bản thân hoặc của người khác mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; cố ý khai báo, thông tin sai sự thật về bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A; cố ý làm lây lan tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A. Mức phạt trên cũng được áp dụng đối với hành vi không thực hiện hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng, cơ sở dịch vụ ăn uống có nguy cơ lây lan bệnh tại vùng có dịch…
Nghị định 117 cũng quy định xử phạt từ 30-40 triệu đồng đối với một trong các hành vi cụ thể sau đây. Không thực hiện yêu cầu kiểm tra và xử lý y tế đối với phương tiện vận tải trước khi ra khỏi vùng có dịch trong tình trạng khẩn cấp về dịch; không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch; đưa người, phương tiện không có nhiệm vụ vào ổ dịch tại vùng đã được ban bố tình trạng khẩn cấp về dịch.
Phạt tiền không đeo khẩu trang có áp dụng phạt nguội?
Luật sư Đặng Văn Cường (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) cho biết, pháp luật không quy định là phạt nguội hay phạt nóng đối với các hành vi vi phạm quy định về phòng chống dịch bệnh Covid-19. Cụ thể là không đeo khẩu trang nơi công cộng. Song, căn cứ để cơ quan chức năng xử phạt có thể làm việc kiểm tra phát hiện trực tiếp; hoặc “phạt nguội” qua thông tin hình ảnh trong quá trình thực hiện các hoạt động nghiệp vụ; hoặc do quần chúng nhân dân cung cấp.
Việc xử lý vi phạm hành chính dựa trên các chứng cứ là hình ảnh thì cần phải thận trọng xác minh; làm rõ hình ảnh đó được ghi, được chụp ở thời điểm nào. Bởi việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 kéo dài. Mỗi địa phương, mỗi thời điểm lại có những quy định khác nhau.
Tại thời điểm mà địa phương quy định bắt buộc phải thực hiện các biện pháp bảo vệ cá nhân; trong đó có đeo khẩu trang nơi công cộng; mà cá nhân không chấp hành thì lúc đó mới có cơ sở để xử phạt. Còn các hình ảnh trên tivi, mạng xã hội về việc nhiều người không đeo khẩu trang nơi công cộng; thì phải làm rõ là những hình ảnh đó thực hiện thời điểm nào; có vi phạm pháp luật hay không thì mới xử lý.
Việc xử lý phải hướng đến mục đích là đảm bảo an toàn cho cộng đồng; là một hoạt động tuyên truyền, giáo dục. Tránh trường hợp xử lý thiếu căn cứ, dẫn đến khiếu kiện, gây bức xúc trong dư luận.
Tiếp Thị Gia Đình