Theo “Survival to Revival” (tạm dịch: “Từ sinh tồn đến hồi sinh”); nghiên cứu mới nhất vào tháng 7/2020 của HP Inc. về các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMB) ở Châu Á – Thái Bình Dương; SMB ở Việt Nam thể hiện sự tự tin về khả năng phục hồi sau đại dịch Covid-19. Được thực hiện trên 1.600 doanh nghiệp SMB tại Việt Nam và 7 quốc gia châu Á khác; khảo sát cho thấy cách thức các doanh nghiệp SMB không chỉ tồn tại mà còn phát triển sau đại dịch.
Nghiên cứu này khẳng định vai trò của chuyển đổi kỹ thuật số trong quá trình hồi sinh hậu Covid-19; đồng thời cung cấp một loạt giải pháp công nghệ từ HP để hỗ trợ SMB ở Việt Nam. Không chỉ phát triển sản phẩm và dịch vụ mà còn giúp thúc đẩy hoạt động và tiết kiệm chi phí.
72% doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát tin rằng họ sẽ tồn tại
Tính đến ngày 22/10, Việt Nam – đất nước với 95,5 triệu dân – đã xác nhận tổng cộng 1.148 trường hợp nhiễm Covid-19. 1.049 ca hồi phục và xuất viện. Trong khi hầu hết các quốc gia trên thế giới đều áp dụng cách chờ đợi và theo dõi tình hình; Việt Nam là một trong số rất ít quốc gia phản ứng nhanh với dịch; và ngăn chặn bùng phát dịch thành công hai lần. Làn sóng đầu tiên vào tháng 3 và tháng 4, và đợt thứ hai vào tháng 7.
Theo các chuyên gia nhận định, việc áp dụng linh hoạt và sáng tạo chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly; khoanh vùng và kiểm soát Covid-19 đóng vai trò quyết định trong thành công của cuộc chiến chống lại đại dịch tại Việt Nam. Nhờ việc ngăn chặn ban đầu, sự hỗ trợ của chính quyền Trung Ương; và tinh thần hợp tác của người dân đối với công cuộc chống dịch; Việt Nam đã khôi phục lại hầu hết các hoạt động kinh doanh để phục hồi kinh tế.
Sự bùng phát của COVID-19 tuy đã làm suy yếu hoạt động kinh tế ở Việt Nam; nhưng không thể thay đổi những biến chuyển kinh tế xã hội đang diễn ra. Các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam thể hiện sự lạc quan về bối cảnh sau Covid-19. 72% được khảo sát tin rằng họ sẽ tồn tại. 65% tin rằng họ sẽ phát triển mạnh sau đại dịch – theo nghiên cứu mới nhất của HP Inc. về SMB ở Châu Á – Thái Bình Dương. Con số này tương đối cao so với mức trung bình lần lượt là 60% và 53% tại các quốc gia khác tham gia cuộc khảo sát.
Kỳ vọng tăng trưởng ở Việt Nam cao hơn mức trung bình 16%
Bên cạnh đó, SMB tại Việt Nam cũng thể hiện sự tích cực trong dự báo tăng trưởng cho năm tới. 41% kỳ vọng tăng trưởng, tương đối cao so với mức trung bình 16% của cuộc khảo sát. Trong bối cảnh thế giới hậu Covid-19, SMB Việt Nam từng bước hình dung lại các mô hình kinh doanh; nhằm đảm bảo các chiến lược và công cụ phù hợp cho việc trở lại mạnh mẽ và linh hoạt hơn. 47% doanh nghiệp được khảo sát tại Việt Nam cho rằng; việc áp dụng kỹ thuật số là chìa khóa để đưa doanh nghiệp phát triển sau đại dịch.
Theo số liệu của cuộc khảo sát này, vẫn có 34% doanh nghiệp vừa và nhỏ được khảo sát cho rằng Covid-19 ảnh hưởng lớn đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Khi đề cập đến ba chiến lược phục hồi hàng đầu; đối tượng SMB được khảo sát tại Việt Nam cho rằng ba lĩnh vực chính hỗ trợ việc phục hồi bao gồm:
1 – tiếp cận các khoản tài trợ và cho vay
2 – đổi mới sản phẩm và dịch vụ
3 – hỗ trợ đưa sản phẩm ra thị trường tiêu dùng.
Về các yếu tố được cho là cản trở thành công; các doanh nghiệp đề cập đến việc tuyển dụng, chiến lược tiếp thị phù hợp và thiếu bí quyết đổi mới.
Năm nay chắc chắn sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức; nhưng các doanh nghiệp SMB Việt Nam có thể kỳ vọng vào sự tăng trưởng mạnh mẽ. Song hành với sự tự tin là sự trợ giúp từ các giải pháp sáng tạo của HP; các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam sẽ có đủ khả năng để tăng tốc; và củng cố vị thế của mình khi nền kinh tế toàn cầu bắt đầu phục hồi.
Tiếp Thị Gia Đình