Gần 3 tỷ động vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi cháy rừng ở Australia
Theo nghiên cứu của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF), gần 3 tỷ gấu túi, chuột túi và các động vật bản địa khác của Australia đã bị chết hoặc di dời bởi các vụ cháy rừng vào năm 2019 và 2020, gấp ba lần ước tính trước đó. WWF công bố vào ngày 28/7:
“Khoảng 143 triệu động vật có vú, 2,46 tỷ bò sát, 180 triệu chim và 51 triệu ếch đã bị ảnh hưởng bởi các vụ cháy rừng trên khắp châu lục.”
Các nhà khoa học nói rằng không phải tất cả các động vật này bị chết cháy. Mà một phần trong đó là do môi trường sống của chúng bị phá huỷ. Chúng chết do đói, mất nước và bị ăn thịt bởi các loài động vật tái hoang dã. Hiện tại, khoảng 100 loài động vật và thực vật bản địa nguy cấp ở Australia đang phải chật vật sinh tồn. Bởi hơn một nửa môi trường sống tự nhiên của chúng đã không còn.
Các đám cháy rừng còn phá hủy hơn 11 triệu ha trên khắp phía Đông Nam Australia. Diện tích này bằng khoảng một nửa diện tích của Vương quốc Anh. Những vụ cháy rừng ở Australia còn khiến 34 người chết và thiêu rụi gần 3.000 ngôi nhà. Nhưng hậu quả thực sự chính là một số loài động vật có thể bị tuyệt chủng. Thậm chí là có những loài bị tuyệt chủng trước khi sự tồn tại của chúng được ghi nhận.
Khí thải nhà kính khiến cho cháy rừng tồi tệ hơn
Cuối những năm 1980, các nhà khoa học Australia đã bắt đầu cảnh báo khí thải nhà kính có thể làm tăng nguy cơ cháy rừng. Một bài phân tích vào tháng 3 còn cho thấy điều kiện khô và nóng khiến cho các vụ cháy rừng ở Australia tồi tệ hơn gấp 4 lần từ năm 1900. Nếu nhiệt độ toàn cầu vào thời kỳ tiền công nghiệp tăng thêm 2 độ C thì mức độ nghiêm trọng của các vụ cháy rừng ở lục địa này sẽ tăng lên 8 lần.
Bên cạnh đó, vào tháng 5, Cơ quan Khí tượng Australia còn công bố dữ liệu cho thấy khí hậu khô nóng, dễ xảy ra cháy rừng sẽ bắt đầu ngay trong tháng 8 này tại phía Đông Nam New South Wales và Victoria. Khí hậu này đến trước 3 tháng so với những năm 1950. Mùa hè dài hơn và mùa đông ngắn hơn cũng khiến việc phòng chống cháy rừng khó khăn hơn.
Tiếp Thị Gia Đình
Theo: The Guardian