Oman cấm túi nhựa dùng một lần từ 1/1/2021
Nằm phía đông nam bán đảo Arab, Oman là một điểm đến nổi tiếng trong các quốc gia vùng Vịnh. Tuy nhiên, ô nhiễm rác thải nhựa trong những năm gần đây đang gây áp lực lên cảnh quan tự nhiên và hệ động thực vật phong phú của nước này.
Chính phủ Oman sẽ áp dụng lệnh cấm sử dụng túi nhựa dùng một lần từ 1/1/2021. Các cá nhân và tổ chức vi phạm sẽ bị phạt lên tới 2.000 rial Oman. Số tiền này tương đương 5.200 USD. Mức phạt thậm chí sẽ tăng gấp đôi nếu các đối tượng tái phạm.
Dịch vụ lặn biển và ngắm rùa rất nổi tiếng ở Oman. Quốc gia ở khu vực Trung Đông này mỗi năm thu hút hàng triệu du khách. Tuy nhiên, rùa là một trong những sinh vật biển chịu tác động lớn nhất từ ô nhiễm rác thải nhựa.
Bên cạnh Oman, nhiều quốc gia trong khu vực, bao gồm các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất; đã bắt đầu thực hiện các biện pháp hạn chế túi nhựa dùng một lần. Abu Dhabi – thủ đô của UAE – cũng tuyên bố sẽ cấm hoàn toàn túi nylon kể từ năm 2021.
Rác thải nhựa ước tính 12.000 triệu tấn vào năm 2050
Chim biển, rùa, hải cẩu, cá voi và nhiều loài cá khác thường bị vướng hoặc ăn phải các mảnh túi nhựa. Theo Hiệp hội Thống kê Hoàng gia Anh, nếu việc sản xuất hiện tại và quản lý rác thải xu thế như hiện nay; lượng rác thải nhựa hiện hữu trên trái đất ước tính 12.000 triệu tấn vào năm 2050.
Hiện đã có 80 nước trên thế giới đưa ra các lệnh cấm tương tự đối với các vật dụng nhựa sử dụng một lần. Mục tiêu giảm lượng rác thải nhựa gây ô nhiễm môi trường; góp phần bảo vệ các đại dương trên thế giới theo Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP).
Theo UNEP, khoảng 300 triệu tấn rác thải nhựa được tạo ra mỗi năm. Trong đó 8 triệu tấn trôi ra các đại dương, gây ô nhiễm nghiêm trọng môi trường đại dương và đất liền.
Tiếp Thị Gia Đình