TP.HCM nới lỏng cách ly xã hội từ 23/4, Hà Nội tiếp tục cách ly một số nơi có nguy cơ cao

Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, thời gian tới, Việt Nam sẽ cần phải sống chung với dịch bệnh

tp.hcm nới lỏng cách ly xã hội

TP.HCM nới lỏng cách ly xã hội từ 23/4 (Ảnh: Shutterstock)

TP.HCM nới lỏng cách ly xã hội từ 23/4

Trong thời gian qua, TP.HCM đã kiểm soát Covid-19 rất tốt. Do đó, tại cuộc họp chiều 22/4, chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thành Phong đề xuất dừng cách ly xã hội từ 0h ngày 23/4. Tuy nhiên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng chỉ nên nới lỏng cách ly xã hội. Một số lĩnh vực, cơ sở kinh doanh sẽ được hoạt động trở lại từ 23/4.

Phó chủ tịch thường trực Lê Thanh Liêm cho biết, Thủ tướng cho phép TP.HCM và một số tỉnh thành thực hiện các nội dung như Chỉ thị 15. Còn việc nới lỏng cách ly xã hội như thế nào, thành phố sẽ có hướng dẫn trong thời gian sớm nhất. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân.

Trong 22 ngày cách ly xã hội vừa qua, TP.HCM đã có 19 ngày liên tiếp không có ca nhiễm mới. Hiện chỉ còn 2 ca nhiễm đang được điều trị. Tuy nhiên, chủ tịch Nguyễn Thành Phong cho biết thành phố phải đối mặt nhiều thách thức về phát triển kinh tế. Tác động mạnh nhất của dịch Covid-19 đối với kinh tế thành phố sẽ bắt đầu từ quý hai. Bởi từ tháng 4, các đơn hàng xuất khẩu bị trì hoãn. Tức là nhu cầu của các thị trường lớn đã giảm dần. Ông Phong đánh giá, cơ chế chính sách chậm ngày nào, người dân và doanh nghiệp sẽ khó khăn thêm ngày ấy.

Do đó, kết luận buổi họp, Thủ tướng công bố đây là thời điểm thuận lợi để chuyển sang giai đoạn chống dịch dài hơi. Song song với việc phát triển kinh tế xã hội.

Chống dịch dài hơi song song với phát triển kinh tế

Theo Thủ tướng, hiện nhiều nơi trên thế giới có dịch bệnh nên Việt Nam không thoát ra khỏi nguy cơ. Thời gian tới sẽ chấp nhận “sống trong trạng thái có dịch bệnh”. Tức là thích nghi và kiểm soát tốt Covid-19.

Nhằm giảm tác động của dịch bệnh, ngoài bộ chỉ số đánh giá rủi ro lây lan tại doanh nghiệp đã triển khai từ ngày 6/4, TP.HCM tiếp tục triển khai 7 bộ chỉ số để kiểm soát dịch bệnh. Gắn với phát triển kinh tế trong điều kiện bình thường mới.

Cụ thể là: Bộ chỉ số an toàn trong trường học, ngành văn hoá – thể thao, giao thông vận tải, công thương, du lịch, an toàn thực phẩm và bộ chỉ số an toàn trong lĩnh vực công cộng. Các bộ chỉ số này sẽ được ban hành trước ngày 30/4. Trong đó quy định trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị và chủ doanh nghiệp.

Hà Nội tiếp tục thực hiện cách ly một số nơi có nguy cơ cao

Tại cuộc họp, Thủ tướng cũng chấp thuận xếp Hà Nội vào nhóm địa phương có nguy cơ lây lan dịch. Theo đó, một số hoạt động sẽ được nới lỏng cách ly. Thành phố vẫn sẽ thực hiện các biện pháp chống dịch. Như phát hiện nhanh, xét nghiệm, khoanh vùng, dập dịch tốt để không lây lan ra cộng đồng. Các dịch vụ thể thao, văn hoá, lễ hội, karaoke, trò chơi điện tử… bị cấm hoạt động đến 30/4.

Những quận, huyện có nguy cơ cao là Thường Tín, Mê Linh và những nơi có ca nhiễm chưa đủ 14 ngày vẫn phải tiếp tục cách ly xã hội. Các quận huyện khác của Hà Nội có nguy cơ.

Tiếp Thị Gia Đình

>> Xem thêm: XU HƯỚNG MUA SẮM BÙ: TÁI KHAI TRƯƠNG HẬU COVID-19, HERMÈS ĐẠT DOANH THU 2,7 TRIỆU ĐÔ

Đừng bỏ qua