Không khí bớt ô nhiễm, người dân Ấn Độ lần đầu nhìn thấy được dãy Himalaya sau hàng chục năm

Việc phong toả và các lệnh đóng cửa trong bối cảnh dịch Covid-19 đã giúp cho không khí trong lành hơn

không khí bớt ô nhiễm dãy himalaya

Nhờ lệnh giới nghiêm do Covid-19 mà không khí bớt ô nhiễm hơn ở Ấn Độ (Ảnh: Shutterstock)

Người dân ở bang Punjab phía Bắc Ấn Độ đã có thể thấy được dãy Himalay. Thậm chí từ khoảng cách 100 dặm (khoảng 200km).

Không khí bớt ô nhiễm nhờ biện pháp cách ly và phong toả

Những ngày qua, người dân ở thành phố Jalandhar và các khu vực xung quanh đã đăng tải những bức ảnh chụp khung cảnh dãy Himalaya từ nhà mình. Họ chia sẻ rằng đã không nhìn thấy được dãy núi này trong hàng chục năm qua.

Chất lượng không khí đã được cải thiện ở nhiều khu vực của Ấn Độ trong vài tuần qua. Đó là nhờ vào nhà máy bị đóng cửa, các chuyến bay bị huỷ bỏ, phương tiện giao thông ngưng hoạt động…

Trong ngày đầu cách ly xã hội, không khí bớt ô nhiễm đáng kể ở Delhi. Theo đó, chỉ số ô nhiễm bụi mịn PM10 đã giảm tới 44%. 85 thành phố khác trên khắp Ấn Độ cũng có không khí bớt ô nhiễm hơn trong tuần đầu cả nước thực hiện giới nghiêm.

Số ca nhiễm Covid-19 ở Ấn Độ ghi nhận đến sáng ngày 10/4 là khoảng 8.700. Trong đó hơn 800 trường hợp tử vong.

Không khí ở Ấn Độ bị ô nhiễm nặng trong nhiều năm qua

Jalandhar là một trong những thành phố ở Ấn Độ có không khí bớt ô nhiễm đáng kể. Không khí ở đây được đánh giá ở mức “tốt” trong 17 ngày liên tiếp. Kể từ khi lệnh giới nghiêm được công bố. Trong khi vào năm ngoái, không khí của 17 ngày này bị ô nhiễm nặng. 17 ngày đầu của tháng 3 năm nay cũng chỉ có 3 ngày có chất lượng không khí được đánh giá mức “tốt”.

Ấn Độ là một trong những nước ô nhiễm nhất thế giới. Năm 2019, IQAir AirVisual đã tổng hợp dữ liệu cho bảng Báo cáo Chất lượng Không khí Thế giới. Theo đó, có tới 21/30 thành phố trong danh sách là của Ấn Độ. Chất lượng không khí ở Ấn Độ hằng năm cũng thường vượt giới hạn an toàn do WHO đưa ra đến 5 lần. Mỗi năm, nước này ghi nhận trung bình từ 1 – 1.5 triệu ca tử vong do các căn bệnh có nguyên nhân từ ô nhiễm không khí.

Tiếp Thị Gia Đình

Theo: CNN

>> Xem thêm: THẢM HỌA THỰC SỰ TỪ DỊCH CÚM COVID-19: CHẾT ĐÓI, CHẾT NGHÈO, CHỨ KHÔNG PHẢI CHẾT VÌ BỆNH

Đừng bỏ qua