Netflix giảm chất lượng video để giữ ổn định cho Internet
Dịch Covid-19 bùng phát khiến cho rất nhiều người phải học tâp và làm việc tại nhà. Mối lo ngại về việc quá tải băng thông Internet ngày càng tăng cao. Theo đó, Netflix là nền tảng đầu tiên tuyên bố giảm chất lượng video trong 30 ngày ở châu Âu. Việc Netflix giảm chất lượng video có thể giúp tiết kiệm 25% mức tiêu thụ dữ liệu. Từ đó giúp Internet được ổn định hơn trong bối cảnh Covid-19 bùng phát khắp châu Âu.
Trước đó, Ủy viên thị trường và dịch vụ của châu Âu Thierry Breton cho biết: “Các nền tảng trực tuyến, các nhà khai thác viễn thông và người dùng đều có chung trách nhiệm phải thực hiện các bước để đảm bảo hoạt động Internet thông suốt trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của virus.”
Ted Sarandos – giám đốc nội dung của Netflix cho biết, khả năng giảm chất lượng video của mình trên khắp thế giới tùy thuộc vào yêu cầu của chính quyền địa phương.
YouTube, Apple và Amazon cũng nối bước
Sau khi Netflix giảm chất lượng video, Youtube, Apple và Amazon cũng tuyên bố làm điều tương tự. Tất cả những video trên YouTube giờ đây đã chuyển về chất lượng tiêu chuẩn trên toàn cầu. Thay vì ở mức chất lượng cao như trước. Người dùng có thể chuyển sang độ phân giải cao hơn nếu video được đăng tải trên Youtube có hỗ trợ. Tuy nhiên, việc này phải được thực hiện theo một quy chuẩn từ video sang video trên Youtube.
Amazon cho biết họ đang giảm tốc độ đường truyền ở châu Âu. Họ cũng tiếp tục theo dõi tình hình băng thông ở các quốc gia khác. Họ cam kết sẵn sàng điều chỉnh khi được yêu cầu. Hiện tại Amazon Prime có hơn 150 triệu người đăng ký trên toàn cầu. Prime Video đã có mặt ở hơn 200 quốc gia.
Không chỉ có Netflix giảm chất lượng video, Apple cho rằng họ cũng đang giảm chất lượng phát trực tuyến ở cho nền tảng TV Plus. Dịch vụ của Apple đang ngày càng được đánh giá tốt. Người dùng đánh giá nền tảng này có tốc độ đường truyền cao và hình ảnh sắc nét.
Ngoài ra, Disney+ và PlayStation cũng đã giảm tốc độ tải xuống và chất lượng video ở châu Âu để tránh băng thông bị quá tải.
Tiếp Thị Gia Đình
Theo: CNN