Miền tây thiếu nước ngọt trầm trọng do hạn mặn đạt đỉnh
Hiện tại, khu vực hạ lưu sông Mekong đang ít mưa. Vì thế tình trạng khô hạn xảy ra ở nhiều nơi. Một số nơi có ma trái mùa nhưng lượng nước không nhiều. Dòng chảy trên sông Mekong cũng thấp hơn cùng kỳ năm ngoái. Điều này đang khiến cho miền Tây thiếu nước ngọt để sinh hoạt và sản xuất.
Bên cạnh đó, theo Đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, tháng 3 năm nay mức độ xâm mặn tại hệ thống sông ở Nam Bộ sẽ đạt đỉnh của năm. Đặc biệt là vào cuối tháng 3 ở khu vực hạ lưu sông Mekong (sông Tiền, sông Hậu). Còn ở hệ thống sông Vàm Cỏ sẽ là vào cuối tháng 5. Độ mặn năm nay có thể sẽ cao hơn những năm trước. Kể cả năm 2016 – năm có nhiều thiên tai. Tình trạng miền Tây thiếu nước ngọt, nhiễm mặn sẽ càng trầm trọng.
Trước đó, vào tháng 12/2019, sông Mekong đã có dấu hiệu khô cạn ở phía Bắc Thái Lan. Chủ yếu là do ảnh hưởng từ một loạt các đập thuỷ điện ở Trung Quốc và Lào. Ngoài ra, biến đổi khí hậu cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng khô cạn này.
Hàng chục ngàn hộ dân thiếu nước ngọt
Tại các tỉnh Bến Tre, Cà Mau, Sóc Trăng, khô hạn, xâm nhập mặn khiến miền Tây thiếu nước ngọt trầm trọng. Độ mặn trên nhiều con sông và kênh rạch ở Bến Tre đạt mức từ 4 – 6%. Với độ mặn này nước không thể nào phục vụ cho sinh hoạt được. Thậm chí người dân phải bỏ ra từ 100,000 – 150,000 đồng/m3 nước ngọt.
Với tình trạng miền Tây thiếu nước ngọt, nhiều hộ dân còn phải bỏ ra hàng chục, hàng trăm triệu đồng để đầu tư làm giếng khoan tầng sâu. Chính quyền các tỉnh cũng đang khẩn trương lên kế hoạch khoan giếng; mở rộng đường ống đến các xã để cung cấp nước ngọt cho người dân.
Tình trạng khô hạn, xâm nhập mặn dẫn đến thiếu nước ngọt ngày càng trầm trọng trong những năm gần đây. Bởi tình trạng này có thể phá huỷ hệ sinh thái, khiến các loài cá ở đây có nguy cơ tuyệt chủng. Không chỉ có miền Tây thiếu nước ngọt mà các nước khác trong lưu vực sông Mekong cũng phải trải qua tình trạng khan hiếm nước ngọt.
Tiếp Thị Gia Đình