Ở biển Caribe, các nhà nghiên cứu đang nuôi dưỡng san hô. Ở Hawaii, san hô đang được nhân giống để có khả năng phục hồi tốt hơn trước. Còn ở Rạn san hô Great Reef, một nhóm nhà khoa học ở Anh và Úc đã dùng loa phóng thanh ở dưới biển để thu hút các đàn cá con. Nhờ đó, các đàn cá này sẽ giúp phục hồi rạn san hô đã chết.
Sử dụng âm thanh để phục hồi rạn san hô đã chết
Theo bài nghiên cứu đăng trên Nature Communications, các nhà khoa học gọi phương pháp này là “ascoutic enrichment”. Họ thu lại âm thanh của rạn san hô khoẻ mạnh. Sau đó đặt loa phóng thanh ở Rạn san hô Great Barrier để phục hồi rạn san hô đã chết. 1,500 dặm (2,300 km) của Rạn san hô Great Barrier đã bị “tẩy trắng” nặng nề. Nguyên nhân là do nhiệt độ nước ấm dần trong 2 thập kỉ qua.
Họ phát hiện rằng các đàn cá con bơi đến và ở lại nhiều gấp 2 lần so với các rạn san hô đã chết khác.
Steve Simpson – giáo sư tại khoa sinh học đại dương và biến đổi khí hậu ở Đại học Exeter là một trong những người tham gia nghiên cứu. Steve cho biết:
“Rạn san hô khoẻ mạnh thường là những nơi có rất nhiều tiếng động. Từ tiếng lách tách của tôm cho đến âm thanh bơi lội của các đàn cá. Và những âm thanh này lại thu hút thêm nhiều sinh vật khác đến nữa. Nhưng khi các rạn san hô bị suy thoái thì tôm cá biến mất dần.”
Tim Gordon – đội trưởng đội nghiên cứu cho biết, việc cá quay trở lại có thể giúp phục hồi rạn san hô đã chết. Chúng giúp làm sạch rạn san hô, đồng thời tạo nên môi trường sống mới. Từ đó bắt đầu quá trình phục hồi hệ sinh thái.
Giải pháp đầy hứa hẹn
Trong cuộc nghiên cứu, kết quả không chỉ cho thấy số lượng cá đến nhiều hơn, mà số lượng loài cũng tăng lên. Sự đa dạng trong giống loài có thể giúp ích rất nhiều trong việc phục hồi rạn san hô đã chết. Bao gồm tất cả các loài trong chuỗi thức ăn. Từ sinh vật ăn thực vật, sinh vật ăn phù du, động vật ăn thịt và sinh vật phân huỷ. Mỗi loài sẽ đóng vai trò và thực hiện chức năng khác nhau trong hệ sinh thái đại dương.
Tuy nhiên, các nhà khoa học cần phải thực hiện thêm nhiều nghiên cứu khác biết rằng phương pháp này có thể được áp dụng lâu dài hay không. Đồng thời để tìm hiểu thêm việc những chiếc loa này ảnh hưởng đến cá như thế nào.
Andy Radford – một trong những nhà nghiên cứu và giáo sư của Đại học Bristol, cho biết:
“Sử dụng loa phóng thanh là kỹ thuật đầy hứa hẹn để phục hồi rạn san hô. Nhưng chúng ta vẫn cần phải giải quyết những nguyên nhân khác khiến các rạn san hô chết dần. Bao gồm biến đổi khí hậu, đánh bắt quá mức và ô nhiễm nguồn nước.”
Tiếp Thị Gia Đình
Theo: CNN