Lá nhân tạo chống biến đổi khí hậu Tin tức môi trường
Các nhà khoa học Mỹ đã cải tiến lá nhân tạo mới; có khả năng đồng hóa carbon dioxide trực tiếp từ không khí; và biến thành nhiên liệu hiệu quả cao hơn gấp 10 lần so với lá tự nhiên. Đây là giải pháp có thể góp phần giảm nồng độ CO2 trong không khí; giúp ngăn chặn biến đổi khí hậu. Tin tức môi trường
Theo tính toán của các nhà khoa học; 360 lá với kích thước lá 1,7m x 0,2m sẽ cho phép thu được khoảng 500kg carbon monoxide – cơ sở để sản xuất nhiên liệu tổng hợp. Một ngày, số lượng lá như vậy được đặt trên diện tích 500m²; sẽ làm giảm 10% nồng độ carbon dioxide trong vòng bán kính 100m từ các vị trí đặt lá nhân tạo.
Mô hình xử lý rác “4 trong 1” thân thiện với môi trường ở Thái Bình
Công nghệ xử lý rác TTD01 hoạt động theo quy trình 4 trong 1: Phân loại rác; rửa rác, tái chế tạo ra sản phẩm; xử lý nước thải sản xuất quay vòng lại để phục vụ sản xuất. Hoạt động khép kín như vòng tuần hoàn; không thải bất kỳ lượng nước thải nào ra ngoài môi trường. Công nghệ này do ông Đỗ Chí Lệ – Giám đốc Công ty CPTM Thành Đạt cùng cộng sự sáng chế. Hiện tại nhà máy hoạt động với công suất 50 tấn/ngày; giải quyết được việc xử lý rác của 20 xã, thị trấn trong toàn huyện Quỳnh Phụ. Tin tức môi trường
Chiến dịch Giờ Trái đất 2019 lan tỏa tại nhiều tỉnh thành trong cả nước
Chiến dịch Giờ trái đất 2019 tại Việt Nam được triển khai rộng rãi khắp 63 tỉnh, thành. Trong khuôn khổ chiến dịch năm nay có nhiều hoạt động; như trưng bày nghệ thuật ngoài trời tại cộng đồng dân cư; đẩy mạnh truyền thông mạng xã hội để lan truyền ý nghĩa nhân văn của chiến dịch; nghi thức tắt đèn quốc gia được truyền hình trực tiếp trên sóng VTV vào tối ngày 30/3. Chiến dịch hướng tác động tới các bà nội trợ, người trưởng thành, giới tri thức…; thay vì chỉ tác động đến giới trẻ như những chiến dịch trước.
Tạo năng lượng cho xe điện từ nước và khí CO2
Giáo sư David Ryan và nhóm sinh viên Đại học Massachusetts Lowell đã tạo ra thành công năng lượng hydro cho xe điện; với chi phí thấp và không thải ra khí CO2. Kỹ thuật mới này sử dụng nước; CO2 và kim loại cobalt ở áp suất và nhiệt độ thấp để sản xuất ra khí hydro. Khí hydro này kết hợp với oxy có sẵn trong không khí sẽ sản sinh ra điện và thải ra hơi nước. Nhu cầu năng lượng sạch ngày càng tăng; ước tính thị trường nhiên liệu hydro sẽ tăng khoảng 199 tỷ USD trong vòng 4 năm tới. Tin tức môi trường
Ứng dụng công nghệ để phân loại rác thải tại nguồn MGreen
Mới đây, sở Tài nguyên và Môi trường TP. HCM đã chính thức cho ra mắt phần mềm ứng dụng hướng dẫn phân loại chất thải rắn tại nguồn; và đặt lịch thu gom rác thải tại nhà mGreen. Đây là dự án xã hội, phi lợi nhuận; nhằm xây dựng thói quen văn minh trong phân loại rác tại gia đình và bảo vệ môi trường. Hiện đang thí điểm tại Hà Nội và TP. HCM.
Tải ứng dụng mGreen trên App Store hoặc Google Play.
Na Uy tái chế đến 97% chai nhựa
Ở Na Uy, có một nơi gọi là Infinitum – cơ sở xử lý đang đạt được tỷ lệ tái chế lên tới 97% toàn bộ số chai nhựa. Và 92% trong số đó đạt được chất lượng cao đủ để làm nguyên liệu chế tạo chai nhựa mới. Các chai rỗng được gom thành khối nhựa nén lớn; sau đó đem nghiền nhỏ, làm sạch và sấy khô thành viên nhựa nhỏ, sẵn sàng để sử dụng lại. Tin tức môi trường
Để làm được điều này, ngoài máy móc công nghệ cao; chính phủ Na Uy đang áp dụng 2 chính sách. Thứ nhất, các công ty tái chế càng tái chế được nhiều thì càng ít phải đóng thuế. Nếu đạt được tổng tỷ lệ tái chế hơn 95%, họ sẽ được miễn thuế – và điều này đã xảy ra từ năm 2011.
Thứ hai, người mua hàng phải trả một khoản “đặt cọc” 10 – 25 xu cho mỗi chai nhựa họ mua. Điều này khuyến khích người dân thay đổi tư duy: họ có thể tiêu thụ sản phẩm bên trong; nhưng cái chai là đồ cho mượn và phải trả lại.
Ngoài ra, khắp Na Uy còn có hàng trăm ngàn “máy bán hàng ngược”; có thể tiếp nhận các chai nhựa mà người dân mang tới trả. Giờ thì chúng ta có thể hiểu vì sao Na Uy đạt tới con số 97% ấn tượng; so với Anh là 43% và Mỹ là 28%. Tin tức môi trường
Lượng khí thải CO2 trong khí quyển tăng kỷ lục
Theo báo cáo công bố ngày 26/3, cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) cho biết; năm 2018, lượng khí thải CO2 liên quan tới năng lượng đã tăng 1,7% so với năm 2017; lên 33 tỷ tấn và là mức cao nhất trong 6 năm qua. Trong đó khí thải từ hoạt động sản xuất điện năng chiếm gần 70%. Tin tức môi trường
Các nhà khoa học cho rằng sự gia tăng bất thường lượng khí phát thải toàn cầu trong vòng 5-6 năm trở lại đây đã cho thấy; có sự thay đổi trong sử dụng than đá. Nhu cầu tiêu thụ than đá đã tăng nhanh tại nhiều quốc gia; điển hình là Trung Quốc. Trong khi lượng khí CO2 phát thải từ việc đốt than đá chiếm tới 40% lượng khí CO2 toàn cầu; thì Trung Quốc chiếm tới 27% và dự báo con số này sẽ tăng thêm 4,7% trong năm 2019.
Khí thải CO2 là nguyên nhân chính khiến nhiệt độ trung bình toàn cầu gia tăng. Việc kiềm chế mức tăng nhiệt toàn cầu đang là thách thức với nhiều nước trên thế giới; nhằm tránh những tác động tiêu cực của tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng nghiêm trọng.
Trung Võ tổng hợp
Tiếp Thị Gia Đình