Có nên hâm đồ ăn để tiết kiệm chi phí?

Không phải tất cả thực phẩm đều đáp ứng tốt với việc làm nóng lại. Hâm đồ ăn đôi khi không tiêu diệt được hết đám vi khuẩn sinh sôi trong quá trình lưu trữ hoặc làm mất chất dinh dưỡng của thực phẩm.

Tiết kiệm thực phẩm bằng cách làm hâm đồ ăn cũ để dùng cho bữa tiếp theo không chỉ giúp bạn thắt chặt hầu bao mà còn góp phần to lớn vào việc bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, có những thực phẩm cần hạn chế tối đa việc đun lại.

Thịt gà

Thịt gà, trứng gà và các loại thịt gia cầm khác là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn salmonella gây ngộ độc thực phẩm.

Mẹo: Nên chặt gà thành miếng nhỏ, nhiệt độ sẽ tác động đều tới toàn bộ miếng thịt. Bạn cũng nên cho thêm chút nước giúp thịt gà không bị khô. Không hâm đồ ăn là thịt nấu chín đã để trong tủ lạnh quá 3 ngày.

Cơm nguội

Phổ biến nhất trong nhóm hâm đồ ăn lại là cơm. Theo cơ quan Tiêu chuẩn thực phẩm Food Standards Agency; cơm thừa chứa bào tử vi khuẩn có thể gây ngộ độc thực phẩm. Nếu bạn để cơm thừa ở nhiệt độ phòng; bào tử sẽ nhân lên và có thể tạo ra chất độc gây ói mửa hoặc tiêu chảy. Việc hâm nóng cơm sẽ không loại bỏ những chất độc này.

Mẹo: Đừng để cơm thừa qua thời gian dài ở nhiệt độ phòng. Nếu có ý định sử dụng lại, hãy bảo quản trong tủ lạnh và làm nóng lại sớm.

hâm đồ ăn

Hâm đồ ăn có cần tây, cải bó xôi và củ cải đường

Những thực phẩm này chứa lượng nitrat cao. Khi chúng được làm nóng lần thứ hai; nhiệt có thể khiến nitrat giải phóng các chất gây ung thư, gây hại sức khỏe.

Mẹo: Nếu bạn tiếc món ăn ngon, hãy chắc chắn rằng đã loại bỏ hết cần tây; cải bó xôi và củ cải đường khỏi món ăn trước khi hâm nóng. Hãy nhớ nhé!

Khoai tây

Bạn có thể bị ngộ độc Botulism khi ăn khoai tây cũ hâm nóng không đúng cách. Botulism là một độc tố của vi khuẩn gây hại Clostridium Botulinum.

Mẹo: Nhanh chóng bảo quản trong tủ lạnh sau khi nấu chín. Chỉ nên hâm đồ ăn là khoai tây nếu bạn đã bảo quản đúng cách. Tránh hâm nóng khoai tây khi đã để ở bên ngoài quá lâu.

 

Nấm

Các protein dễ dàng bị phá hủy bởi các enzyme và vi sinh vật. Nếu không được bảo quản đúng cách, món ngon này sẽ nhanh chóng khiến bạn phải ôm bụng vì ngộ độc.

Mẹo: Nếu nấm được lưu trữ trong tủ lạnh ngay sau khi nấu và không quá 24 giờ, bạn hâm nóng nấm tới nhiệt độ 70 độ C mới an toàn cho việc sử dụng lại.

Bài: XOA NGUYỄN

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua