Nghĩ khác đi! Tôn chỉ đó đã giúp Steve Jobs gầy dựng nên một đế chế Apple; thành công như hiện nay. Còn bạn thì sao? Đã bao giờ bạn thử một lần nghĩ khác đi chưa? Bạn có biết rằng, những suy nghĩ tưởng chừng như rất bình thường dưới đây; đôi khi lại khiến bạn tự bỏ lỡ bí quyết thành công của chính mình.
Bí quyết thành công: Đừng nghĩ “Việc đó đã có người làm rồi!”
Đây là một suy nghĩ nhiều người gặp phải khi có ý tưởng kinh doanh. Trong kinh doanh, đối thủ cạnh tranh là điều tất yếu. Ý tưởng kinh doanh của bạn; có thể đã được người khác thực hiện trước đó.
Nhưng quan trọng là cách làm của bạn có khác họ hay không. Thực tế cho thấy, sự tồn tại của đối thủ; giúp bạn cho ra kế hoạch chi tiết và toàn diện hơn. Thử nhìn Apple và Samsung mà xem!
Có kế hoạch kinh doanh phù hợp và áp dụng nó hiệu quả đôi khi còn quan trọng hơn; là sự độc đáo trong ý tưởng. Thay vì nghĩ “việc đó đã có người làm rồi”; hãy tìm cách “làm thế nào để làm tốt hơn”.
Bí quyết thành công:Đừng nghĩ “Tôi không phải chuyên gia trong lĩnh vực này”
Suy nghĩ này sẽ khiến bạn không chỉ bỏ lỡ cơ hội để thành công; mà còn cả cơ hội để khám phá khả năng, tiềm lực bản thân.
Có ai mới bắt đầu việc gì mà đã là chuyên gia? Phải bắt đầu đi đã rồi mới thành chuyên gia chứ! Chuyên môn và kinh nghiệm sẽ được tích lũy dần theo thời gian.
Khi xem xét một dự án hay cơ hội đầu tư kinh doanh; đừng tự nói với bản thân: “Mình không phải chuyên gia trong lĩnh vực này”. Thay vào đó, hãy suy xét xem bạn có thực sự yêu thích; và quan tâm tới ý tưởng đó hay không. Nếu thực sự đam mê, bạn có thể làm mọi thứ để tìm kiếm thông tin cũng như nâng cao hiểu biết của mình. “Tôi phải tìm những thứ cần biết ở đâu?” mới là câu hỏi bạn cần đau đáu.
Bí quyết thành công: Đừng nghĩ “Tôi không biết ai cả!”
Thế giới vừa phẳng, vừa mở, lại có đến tận 7 tỷ người. Thế mà không ít người vẫn cứ hạn chế những người họ quen biết trong các vòng lặp bạn bè, khách hàng, đồng nghiệp… Họ cứ đinh ninh rằng đó là nguồn nhân lực duy nhất mà họ có khi bắt đầu một dự án kinh doanh.
Tự mình giới hạn nguồn lực như vậy, thì chuyện không thể tìm được “đúng người, đúng việc” sẽ còn đeo bám quá trình khởi nghiệp của bạn dài dài. Vì đắn đo mà cứ chăm chăm tìm kiếm cộng sự trong những mối quan hệ gần gũi; sẽ vô tình khiến bạn đi chậm hơn, lỡ nhịp và khó thành công.
Diễn đàn, mạng xã hội và website tìm việc làm có rất nhiều, Internet gần như miễn phí. Hãy mở rộng mối quan hệ xã hội của mình và tìm cách trả lời cho những câu hỏi: “Ai là người tôi cần cho công việc?” và “Tôi phải tìm họ như thế nào?”.
Bí quyết thành công: Đừng nghĩ “Tôi luôn abcxyz”
Khi kinh doanh, tính cách của bạn sẽ ảnh hưởng tới thành công. Để phát triển doanh nghiệp, điều đầu tiên bạn cần làm là phát triển bản thân mình. Nếu nghĩ rằng: “Tôi luôn luôn bối rối khi nói trước đám đông” thì hãy tìm cách cải thiện yếu điểm này. Chỉ khi đó, bạn mới có thể đưa ra những quyết định sáng suốt và có kế hoạch kinh doanh hiệu quả.
Khi nghĩ về bản thân, bạn thường nghĩ mình là ai. Nhưng khi nghĩ về doanh nghiệp, hãy nghĩ về cách làm thế nào để nó tốt hơn. Làm chủ được suy nghĩ của mình là bước đầu tiên để bạn có thể chạm tới thành công.
Bí quyết thành công: Đừng nghĩ “Tôi cần tiền để kiếm tiền”
Nói về người thành công, một số sẽ cho rằng nhờ họ giỏi và số khác sẽ cho rằng nhờ họ… giàu. Thật dễ dàng khi lấy lý do thiếu tiền để lý giải cho việc không tiến bộ trong kinh doanh.
Song, đôi khi chính nguồn lực tài chính hạn chế lại là một điều may mắn. Khi không có quá nhiều tiền, bạn sẽ cân nhắc và tập trung nhiều hơn vào sản phẩm. Bạn có thể cực kỳ thành công nhờ sự thông minh trong cân đối chi tiêu và lập kế hoạch kinh doanh.
Bạn không cần có quá nhiều vốn mới có thể kinh doanh. Thay vào đó, hãy tính toán chi tiết, cẩn thận về những sản phẩm đầu tiên bạn làm ra. Hãy nghĩ cách “làm thế nào để cải thiện mọi thứ khi doanh nghiệp của tôi vẫn còn nhỏ?”.
Chàng trai Itthipat Peeradechapan (Tob) đã biến rong biển thành snack Tao Kae Noi, và giờ đây, cậu là người trẻ nhất trong top 50 tỉ phú Thái Lan là minh chứng cho chân lý, trong kinh doanh, nhiều tiền chưa hẳn đã thành công.
Ngày 2–8–2018, Apple là công ty có giá trị nghìn tỷ đô-la Mỹ đầu tiên trên thế giới. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 1–8, giá cổ phiếu của Apple đã tăng mạnh nhờ báo cáo thu nhập ấn tượng trong Quý II/2018.
Thành tích này đã đưa Apple cán mốc lịch sử với giá vốn hóa thị trường đạt 1.000 tỷ đô-la Mỹ. Năm 2007, khi ra mắt chiếc iPhone đầu tiên, giá cổ phiếu của Apple ở mức 13,22 đô-la Mỹ/cổ phiếu. Sau hơn 10 năm, với sự ra đời của iPhone X cùng loạt sản phẩm công nghệ ấn tượng, giá trị đó đã tăng hơn 14 lần, đạt mức 190 đô-la Mỹ/cổ phiếu.