Những ngày du lịch Đài Loan, tôi yêu xứ sở này bằng những cách khác nhau. Tôi có chuyện để kể, có cái để nhớ và trên cả là có cớ để quay lại.
Du lịch Đài Loan: Vì yêu mà đến
Sau hơn ba tiếng bay, cuối cùng; chiếc loa trên đầu tôi cũng phát ra thông báo “Máy bay đang hạ cánh xuống sân bay Taoyuan (Đào Viên), Đài Bắc. Quý khách vui lòng quay về chỗ ngồi; thắt dây an toàn, dựng thẳng lưng ghế, mở tấm chắn cửa sổ…”. Bước ra ngoài, luồng không khí mát lạnh; vờn nhẹ lên đôi gò má đang còn dư âm oi ả của cái nóng Sài Gòn. Từ giây phút này đây, tôi bắt đầu hành trình mến yêu vương quốc của những ly trà sữa trân châu. Du lịch Đài Loan.
Ngày đầu tiên, tôi chọn hai ngôi làng cổ Jiufen và Shifen để ghé thăm du lịch Đài Loan. Nằm sâu trong vùng núi cao, cách xa phố thị; hai ngôi làng này không chỉ nổi tiếng bởi lịch sử thú vị; mà trên cả còn là danh xưng “vùng đất hạnh phúc” ở xứ Đài.
JIUFEN – ĐÈN LỒNG ĐỎ TREO CAO
Jiufen (Cửu Phần) là nơi hẹn hò, thưởng cảnh; của rất nhiều các cặp đôi cả người địa phương lẫn du khách. Già, trẻ, lớn, bé ai ai cũng đều nắm tay nhau bước giữa những bậc thang rêu phong, nơi lưng chừng núi, hướng về biển cả. Khi mỏi chân, họ lại ngồi nép hai bên đường đi, nhẹ nhàng nhìn nhau cười nói thương yêu.
Ngoài quà lưu niệm đẹp mắt được bày bán khắp nơi, du khách du lịch Đài Loan cũng có thể tìm thấy hàng trăm loại đặc sản bản địa để thưởng vị. Ấn tượng nhất chắc chắn là tàu hủ thúi – món ăn “nức mũi” đứng cách chục căn nhà cũng đã ngửi thấy.
Men theo những bậc thang, đi lên cao nữa là đặc khu của hàng chục quán trà được xây hoặc trùng tu từ những căn nhà cổ trên triền núi, có phần ban công chìa ra ngoài để khách du lịch Đài Loan vừa thưởng trà, vừa nhìn ngắm đất trời du lịch Đài Loan.
Giữa làn khói ấm bốc lên từ tách trà trước mặt, tôi lặng nhìn mặt trời dần khuất sau lưng núi, ánh đèn cầu càng ngoài khơi cùng những chiếc đèn lồng trong làng như hiểu ý nhau, cùng nhau bừng sáng trong khoảnh khắc ngày đêm giao thoa. Khung cảnh diễm tình như đưa người lữ khách lạc vào chốn phiêu bồng ấm áp và dịu dàng trong thoáng chốc.
SHIFEN – BẤM NÚT NHỚ, THẢ GIẤC MƠ
Shifen (Thập Phần) có nghĩa là hoàn hảo. Nơi đây có tục thắp thiên đăng (đèn trời). Người dân ở đây tin rằng, thiên đăng sáng lung linh trên bầu trời có nghĩa là những lời nguyện ước đang tỏa sáng, bay cao và xa. Trước đây, Shifen là địa phận, từng thuộc tuyến đường sắt vận chuyển than từ thời Nhật hộ, nay đã trở thành khu du lịch, gọi là đường ray Pingxi.
Sau khi dạo chơi ở Jiufen, các cặp đôi lại đến Shifen để viết ước nguyện lên chiếc đèn trời. Cả những cô cậu bé 5–6 tuổi cũng được bố mẹ dẫn đến, kiên nhẫn chờ con vẽ nguệch ngoạc ước mơ của mình lên đèn rồi giúp thả lên trong niềm hân hoan, hy vọng.
Ngày thứ hai, tôi tốn gần hai tiếng trên chuyến tàu cao tốc từ Đài Bắc để đến với Chiayi (Gia Nghĩa) – thành phố có món lẩu cá trứ danh; và cũng là nơi trung chuyển du khách đi từ Đài Bắc đến thành phố Alishan – thiên đường trà.
Ngày tôi đến, Chiayi khá vắng du khách và có vẻ kém nhộn nhịp. Giữa sự thanh bình đó, tôi cứ thế ăn no nê rồi lại thong dong tản bộ trên con phố dài, ngắm nhìn các cụ già người địa phương đang dắt xe đạp từ chợ về nhà, hay những bạn trẻ đang tán gẫu, bông đùa bên những ly trà sữa trong những cửa hiệu sáng loáng.
Đêm đó, sau khi đã thỏa mãn vị giác lẫn sự tò mò về món lẩu cá Gia Nghĩa; thưởng thức được thêm vài vị trà sữa mới; và bổ sung hương vị Taiwan Beer vào danh mục các loại bia địa phương; trên đường du lịch Đài Loan, tôi quay về khách sạn và đánh một giấc ngon lành; không biết trời trăng gì.
Sáng sớm hôm sau, đúng 9h rưỡi sáng, trước cửa trạm tàu cao tốc Chiayi, du lịch Đài Loan, bác tài đã chờ sẵn để đón tôi và các vị khách khác cùng di chuyển tới Alishan – miền đất của các loại trà ngon nhất xứ du lịch Đài Loan (và nhiều thứ hay ho khác nữa).
Ngày thứ ba, tư, năm là những ngày tôi quên thời gian; khi đứng trên ngọn núi Alishan. Có khi người ta biết Alishan dưới danh nghĩa là một loại trà sữa; còn nhiều hơn là tên địa danh du lịch Đài Loan. Nhưng tôi không đến Alishan vì trà, mà vì những trải nghiệm lý thú khác.
Tại nơi có độ cao hơn 2.000m so mực nước biển, nhiệt độ dao động 14–18oC, mọi thứ diễn ra trong yên lặng. Bạn không thể nghe bất kỳ âm thanh nào lớn hơn tiếng của lũ chim đang ríu rít trong rừng cây, tiếng lá xào xạc xung quanh và thi thoảng là tiếng đoàn tàu từ trong rừng Alishan băng ngang qua rồi biến mất sau hẻm núi.
TAM SINH TAM THẾ THẬP LÝ ĐÀO HOA
Cách điểm tiếp khách trung tâm tầm 100m là trạm tàu Forest Railway, hay Alishan Station. Tiếng còi reo vang giữa cảnh vật hoang sơ, cầm vé trên tay mà tôi ngỡ mình như Harry Potter ngày đầu bước lên chuyến tàu đến trường Hogwarts.
Tàu chỉ có vài toa cũ kỹ, từ bên ngoài đã có thể nhìn nước sơn phai màu theo thời gian; chiếc ghế màu xanh lơ bạc thếch, khung cửa sổ cũng đã hao mòn sau vạn hành trình.
Ngồi im lặng nhìn màu xanh núi rừng du lịch Đài Loan qua tấm kiếng mờ, nghe tiếng xình xịch quen thuộc, tâm hồn phiêu bồng theo mây của tôi bỗng khắc nhập trở lại khi tôi bắt gặp một cây đào cổ thụ. Cả một mảng hồng bật lên vùng xanh cây lá, rực rỡ như nữ hoàng vạn loài cây.
Cây đào to lắm, vài người ôm chắc cũng chưa hết gốc. Hoa rất nhiều, nhiều đến độ làn gió vụt qua theo chiều di chuyển của con tàu cũng có thể làm những cánh đào rơi rụng bay theo. Khung cảnh diễm tình diễm lệ y hệt như phim.
Hóa ra, Tam Sinh Tam Thế Thập Lý Đào Hoa là có thật!
CÓ HẸN VỚI HOÀNG HÔN
Ba mươi phút sau, tàu dừng ở trạm Sacred Tree Station. Mọi người đều xuống và bắt đầu đi sâu vào rừng, men theo con đường được lát đá sẵn.
Điều ấn tượng với tôi ở khu rừng du lịch Đài Loan này là cách phân bố của cây cối. Không chỉ nhiều, chúng còn cách nhau một khoảng cách đều nhau đến lạ. 100% tự nhiên nhưng lại như được ai đó sắp đặt.
Cây nào cũng mọc thẳng một đường từ gốc đến ngọn. Điểm xuyết vào đó là những cây cổ thụ khổng lồ; có niên đại cả ngàn năm hoặc những cái cây có hình thù kỳ lạ; khiêu khích sự thẳng đều tăm tắp của những cây khác.
Cứ thế tôi đi qua hết các con dốc, len lỏi giữa rừng hoa anh đào đang nhí búp chuẩn bị nở rộ, ghé qua ngôi chùa cổ cầu an, rồi kết thúc một ngày rong ruổi giữa những đồi xanh bằng ánh hoàng hôn tuyệt đẹp trên đỉnh núi.
LỠ HẸN VỚI BÌNH MINH
Khác những ngày trước, hôm nay, tôi và bạn đồng hành du lịch Đài Loan thức dậy lúc 4h sáng, chuẩn bị một bình trà ô-long Alishan và gói ghém chút mứt gừng “nhà làm” mang từ Việt Nam sang để làm hành trang.
Ngoài trời lạnh tê tái, một màu đen bao trùm tất cả, tĩnh mịch nhưng không u buồn vì tôi biết; chỉ chốc lát nữa thôi, tôi sẽ được bước lên chuyến tàu đưa tôi; đến với một trong những thời khắc đẹp nhất cuộc đời – ngắm mặt trời mọc; giữa biển mây ở đỉnh Chushan, du lịch Đài Loan.
Sau một hồi thả mình trên ghế tàu, ga Chushan hiện ra trước mắt tôi. Như một phản xạ tự nhiên, tôi lật đật phi xuống và chạy lên những bậc thang để mong “xí” được một vị trí đẹp cho khoảnh khắc mà tôi hằng mong chờ.
6h sáng, mặt trời bắt đầu ló dạng, nhưng những đám mây dày; vẫn chưa chịu mở lối cho ánh sáng xuyên qua. Ai ai du lịch Đài Loan xung quanh tôi; cũng đều đang giương điện thoại, ống kính máy ảnh ra để hòng bắt trọn ánh bình minh.
Rót trà từ trong bình, đưa mũi ngửi hương thơm phức, thanh tao từ tinh túy núi đồi, cắn nhẹ miếng mứt gừng ngọt ấm từ quê nhà, tôi kiên nhẫn đợi bình minh đến.
6h45, trời hửng sáng, đúng hơn là sáng rực, vài người bắt đầu cất máy ảnh, lục tục ra về. Tôi nhâm nhi miếng mứt cuối cùng và cũng tranh thủ quay trở lại ga để về lại trung tâm.
Vậy là tôi đã không gặp may. Tôi đúng giờ, mặt trời cũng đúng giờ. Nhưng vì đám mây dày đặc kia; làm tắc đường mà rốt cuộc, tôi đã lỡ hẹn với bình minh.
Ngày về đến sân bay, tôi vẫn tiếc khoảnh khắc bình minh vì yêu mà đến, vì mến mà không nỡ đi đó lắm. Nhưng nghĩ lại thì, một chuyến đi du lịch Đài Loan không hoàn hảo đôi khi lại là một điều tốt.
Những thứ sai sai, lỗi lỗi, thiếu thiếu ấy; luôn cho tôi có chuyện để kể, có cái để nhớ và trên cả là có cớ để quay lại.
Bài: Thiết Nguyễn
Tiếp Thị Gia Đình