Tác phẩm dự thi Vòng sơ khảo cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018. Mời bạn đọc thưởng thức và đừng quên Like bình chọn để tác giả có cơ hội bước vào vòng Chung kết nhé!
Giải thưởng cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018 vô cùng hấp dẫn; cho những tác giả chiến thắng. Trong đó, giải đặc biệt lên đến 15.000.000 đồng cùng nhiều phần quà từ nhà tài trợ.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)
– Bây giờ về lục đống danh thiếp xem có cái nào của cổ không…
– Cầu Trời cho có…
Hai người phụ nữ ngoài ba mươi lo lắng mở cửa phòng ba mình, cùng nhào đến hộp đựng bút, nơi có chồng danh thiếp đặt ở chiếc khe ngang. Một người gương mặt già hơn vừa chia chồng danh thiếp đưa cho người phụ nữ nhỏ hơn
– Nè Phượng, ráng tìm kỹ…Cô ấy tên Trâm, Nguyễn Bích Trâm
Người tên Phượng đỡ lấy xấp danh thiếp:
– Em hy vọng mình tìm ra địa chỉ hoặc số điện thoại của cô ấy chị Loan ạ
Cả hai chăm chú từng tờ danh thiếp và rồi nhìn nhau thất vọng, người tên Phượng như chợt nhớ ra:
– Cô ấy là bảo mẫu tiểu học…Vì không có danh thiếp nên tụi mình mới khi dễ á…
Loan giật mình. Cả hai từ từ lỏng đôi cánh tay…Phượng giật chồng danh thiếp trên tay chị rồi nhập vào xấp của mình, đặt lại chỗ cũ
– Thôi, xuống bếp nấu mì ăn đi rồi chuyện gì tính sau
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Chỉ hơn mười phút, bằng chiếc bình nấu nước siêu tốc, hai tô mì với hai khúc chả bóc khói ngon lành trước mặt hai người.
Tuy đói bụng, Phượng trộn tô mì, cắn miếng chả, nhai im lặng, mắt nhìn vào một góc bếp. Loan cũng không khá hơn. Cô như tượng nhìn đăm đăm vào tô mì của mình. Mọi người nhận ra cô không là tượng chỉ lúc cô buông tiếng thở dài
– Làm sao bây giờ…
Phải, làm sao bây giờ… Cả hai không hẹn mà cùng trở về 5 năm về trước. Loan, Phượng và người anh trai nhất định cản người cha của họ tục huyền, sau hơn 10 năm góa vợ. Trong mắt họ, ông Toàn là người đàn ông “cao giá”, từng giữ đến chức trưởng phòng với lương hưu hơn hẳn một bác sĩ mới ra trường.
Trong khi người đàn bà ông đưa về giới thiệu chỉ là cô giáo tiểu học “lỡ vận”. Theo lời cô giải thích, trước đây cô là kế toán hợp tác xã gần 20 năm. Sau khi hợp tác xã giải thể để hòa vào cơ chế thị trường, cô thất nghiệp và xin được vào trường tiểu học chăm sóc học sinh bán trú của trường.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Là nhân viên hợp đồng, lại công tác chưa đủ thời gian quy định nên cô Trâm không có lương hưu. Cô sống cùng với đứa cháu gái gọi cô là dì trong căn nhà ba mẹ để lại.
Nghe câu chuyện của cô, cả ba anh em biểu lộ sự khinh khi với suy nghĩ “ngắm nghé” căn nhà cấp 4 của họ và số tiền hưu của ông Toàn dù cô trả lời câu hỏi của Nhân, con trai cả của của ông Toàn:
– Cô sống nhờ tiền lãi ngân hàng
Lãi ngân hàng à? Bao nhiêu? Chỉ có tiền tỷ mới có lãi bằng nửa tiền hưu của ông Toàn. Thế là cả ba hết mực phản đối. Ông Toàn cho biết cô Trâm rất tự lập kinh tế.
Gia đình cô chỉ có cô làm nhà nước, tất cả thành viên đều kinh doanh và các cháu một số du học rồi định cư luôn nước ngoài. Anh chị cô có nhà riêng, số cháu chắt của cô ở trong nước cũng nhà cửa chỉn chu. Người cháu sống cùng chỉ để chăm sóc cô.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Vì lý lịch và cũng vì hoàn cảnh thời bao cấp cô không thể vào đại học, cũng như khó tìm cho mình một tấm chồng như ý. Cả ba làm sao tưởng tượng cái thời ba mẹ của họ còn thanh niên, nhất là cảm thông với cái mụ “lỡ thời” tên Trâm này.
Họ càng không tin ba họ và cô Trâm đến với nhau vì tình muộn thực sự. Cả hai chẳng hề ngó túi tiền của ai. À, túi tiền của ông Toàn chứ cái cô Trâm đó cao lắm có vài chục triệu gởi ngân hàng là cùng
Ông Toàn là người cha có uy với con cái. Ông bỏ ngoài tai những phân tích sự lợi dụng của cô Trâm một khi lọt vào nhà họ. Ông mắng cả đám con là đồ ấu trĩ.
Ông cho biết căn nhà cấp 4 của họ không xứng là cái bếp nhà cô Trâm. Đám con nghe chỉ nghĩ ba mình muốn vợ nên cãi chày cãi cối, biện hộ cho hành động của cô Trâm mà thôi
Rồi một ngày, cả ba lên kế hoạch đón cô trước cửa câu lạc bộ Dưỡng Sinh nơi ông Toàn và cô Trâm gặp nhau rồi kết bạn. Hôm đó là ngày ông Toàn đi ra phường lãnh lương hưu; ba người con ông chặn cô Trâm ngay cửa ra vào khi cô tươi tắn bước vào câu lạc bộ.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Nhân ra vẻ con trai cả, lên tiếng trước, hơi xấc xược:
– Cô có thể gặp tụi tui chút không?
Hơi ngỡ ngàng nhưng cô Trâm chỉ cười nhạt và mời ba người con của ông bạn mình vào quán nước gần đó. Cả ba trịnh trọng ngồi vào ghế, gương mặt họ căng thẳng. Họ cảm thấy hả dạ cái ngày ông Toàn đưa bà Trâm này về nhà giới thiệu cùng mọi người một cách tự tin và đầy quyền lực.
Cả ba chỉ biết ríu ríu vâng dạ. Lần này, họ có thể trả lại mối ấm ức đây. Nhân ngồi đối diện cô Trâm, vào đề ngay không trả lời người phục vụ hỏi họ dùng gì:
– Tui xin nói thẳng cùng cô…
Cô Trâm nhìn người phục vụ nhẹ nhàng:
– Lát nữa tôi gọi món nhé
Rồi quay lại nhìn Nhân chờ đợi. Nhân nói gấp gáp:
– Chúng tui không thích cô. Tui biết mục đích của cô, một người không làm ra tiền, không có lương hưu đến với ba tui. Trước mặt ba, tụi tui không thể nói gì. Giờ tụi tui yêu cầu cô buông tha ba tui ra. Cỡ như cô không vào được nhà tui đâu
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Người phụ nữ tên Trâm vẫn nụ cười lạnh lùng:
– Tiền hưu của ba cậu so với thu nhập của tôi chẳng là gì đâu. Cậu biết có những trường hợp không cần phải lao vào thị trường lao động vẫn có những đồng tiền lương thiện từ các nguồn đầu tư chân chính không? Tôi đến với ba cậu là cái tình thực sự.
Nhưng nếu các con ông không đồng ý thì thôi vậy. Cô cậu cứ yên tâm ra về, tôi sẽ dứt khoát đẩy ba của cô cậu ra khỏi cuộc đời tôi ngay ngày hôm nay, đúng giờ phút này…
Nói xong cô quay lại gọi người phục vụ đang tính tiền cách đó hai dãy bàn:
– Em ơi, cho bàn này một phần mỳ Ý và ly cam vắt nhé
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Cô thản nhiên quấn từng cọng mì vào chiếc nĩa một cách nhẹ nhàng. Cả ba anh em chợt thấy họ thừa thãi và vô duyên. Họ đứng lên ra về… Từ người phụ nữ bảo mẫu tiểu học đó toát ra một nét gì sang trọng, quý phái lạ lùng.
Phượng chú ý hai chiếc nhẫn kim cương lóng lánh nơi hai ngón tay của đôi bàn tay khá xinh đẹp, chẳng có dấu tích gì cho một “quá trình” cực khổ kiếm sống cả. Tối đó ông Toàn về nhà buồn bã, thở dài suốt và gần như ngã gục bên bàn rượu một mình.
Không biết cô Trâm từ chối tình cảm ông Toàn ra sao, chỉ thấy ông hoàn toàn không biết gì về cuộc gặp bốn người tại câu lạc bộ Dưỡng Sinh, nơi mà cũng ngày hôm đó cô Trâm không còn sinh hoạt nữa.
Ông Toàn sống cùng gia đình con trai. Hai con gái ở nhà chồng. cả Phượng và Loan có ý ganh tỵ khi Nhân được ở cùng ba và quan trọng nhất có ông phụ bồng con. Còn họ phải cật lực cùng công việc ngoài xã hội và chăm sóc con cái. Họ tiếc ông Toàn sao chỉ là trưởng phòng một cơ quan nghiên cứu nên về hưu chẳng có gì.
Và họ cũng chỉ là những nhân viên bình thường. Họ chẳng “kiếm chác” gì từ công việc của chính họ cũng như tài sản của người cha trí thức của họ. Là một người mạnh mẽ, sau cú sốc tình cảm, ông ít nói hẳn, chỉ chăm chú vào công việc phụ con trai và con dâu chăm cháu nội.
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Cuộc sống im ắng trôi đi một cách lạnh lùng và khá tàn nhẫn. Đôi khi nhìn đôi mắt ông nhìn xa xăm, ba đứa con cũng thấy áy náy, nhưng họ tự an ủi, họ đã giúp ba họ thoát khỏi một hồ ly tinh thứ thiệt. Phượng luôn thắc mắc cặp nhẫn kim cương mỗi khi chỉ có ba anh em, Loan gạt ngang
– Có thể là nhẫn giả…Ai biết được..
À, mà cả ba có từng sở hữu chiếc nhẫn kim cương nào đâu để biết phân biệt đồ thật đồ giả. Người cha già đã biết an phận. Ông không đi tập dưỡng sinh nữa, ít gặp gỡ bạn bè đồng nghiệp.
Chỉ chú tâm vào công việc chăm cháu và mỗi tháng đi từ nhà ra phường lãnh tiền hưu rồi trở về. Số tiền đó ông đưa phân nửa cho Nhân, còn lại bỏ túi để cháu ngoại đóng học phí, mua sách vở …khi mẹ chúng hỏi xin ông
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Cho đến tuần trước, ông Toàn bị té trong phòng vệ sinh và bị gãy xương đùi. Sau khi đưa ba nhập viện đúng tuyến bảo hiểm y tế, vấn đề đặt ra ai lo tiền thuốc đặc trị và ai là người chăm sóc ông đây. Lương hưu của ông không là gì với chi phí ra vào bệnh viện, trả phần trăm chi phí xét nghiệm, giải phẩu, điều trị và bồi dưỡng…
Ba đứa con ai cũng một chữ BẬN nhưng làm sao để một ông già 70 tuổi một mình trong bệnh viện. Thuê người ư? Đừng có mơ với giá 200 ngàn/ ngày. Chăm sóc người bệnh lại già yếu nữa…Đâu có dễ.
Họ chợt thấy cần một người đàn bà có thể thay thế mẹ họ chăm sóc ba họ lúc bệnh hoạn. Họ tiếc làm sao người phụ nữ của năm năm trước hôm nay có thể thay họ làm mọi việc. Thậm chí có thể chạy tiền thang thuốc cho ba của họ. Thế nhưng làm sao tìm lại cô Trâm đây?
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Nhân vừa rước hai con về, than thở mẹ hai đứa phải vào thay ca cho cậu. Phượng Loan lục tục về nhà chồng. Nhân chợt nói:
– Tại hai đứa bây hồi xưa xúi tao. Phải chi đừng cản, giờ có người thay mình “lãnh đạn” rồi. Bây giờ hai đứa bây ai vô với ông già đây. Tao đại diện gia đình trực buổi chiều nay rồi mà. Tui bây kêu chồng san sẻ đi
Phượng nói hai chị em đi tìm địa chỉ của cô Trâm. Nhân trề môi:
– Đừng nằm mơ. Khi ông già còn mạnh khỏe mình ngăn cản, xua đuổi người ta. Giờ ông già nằm một chỗ…
Loan cố vớt vát:
– Nếu là tình cảm thật sự chắc cô ấy không từ chối. Mình đến nói ông già bị bệnh muốn gặp cô. Biết đâu khi gặp rồi, cổ rảnh rổi nhận trách nhiệm chăm sóc ông già thì sao?
– Vấn đề là làm sao liên lạc với cổ đây. Sau khi gặp bọn mình, cổ đổi số điện thoại. Giờ chỉ cần biết địa chỉ mình mặt dày đến báo tin và xin lỗi cô ấy thôi!
Loan vào bệnh viện hỏi ngay ông Toàn nhà của cô Trâm, ra vẻ quan tâm tình cảm hai người, muốn cô đến thăm ông. Loan đỡ chén cháo trên tay chị dâu, vừa đút cho ông vừa như vô tình.
– Ba à, ba có biết địa chỉ cô Trâm không? Để tụi con tìm cô báo tin ba bệnh. Biết đâu cô vẫn nặng tình mà vào thăm ba thì sao?
Người cha lắc đầu: Cô ấy điện cho ba nói các con ông không chịu. Thôi thì chia tay và đừng tìm gặp cô ấy nữa. Cô cúp điện thoại và đổi số luôn.
– Sao ba không đến nhà?
– Nhà cổ kín cổng cao tưởng, cổ mà không tiếp thì không sao gặp được
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)
Loan há hốc khi nghe địa chỉ người phụ nữ suýt là mẹ kế của mình: một biệt thự trên đường Tú Xương, quận 3! Loan gọi chồng mang con gái đi theo để vào chăm ông rồi cùng anh trai em gái đi gặp người phụ nữ năm xưa. Lúc gặp để chia cắt cả ba cùng đi, giờ muốn nối lại cũng phải cả ba chứ.
Nhân chở Phượng, Loan đi chiếc xe Wave cà tàng của mình trực chỉ địa điểm gây háo hức cho ba anh em. Họ không thể thống nhứt sẽ nói với cô điều gì. Thôi thì trước mắt cứ báo ông Toàn nằm viện và rất muốn gặp cô Trâm lần cuối. Tiếp theo là tùy số phận thôi..
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Đường Tú Xương đây rồi. Chỉ vài chiếc xe gắn máy lưu thông trên con đường nhỏ nhưng thật sạch sẽ và sang trọng. Hai hàng cây như muốn ôm gọn cả ba anh em bằng những tàng cây cao.
Mỗi cơn gió thoảng qua từng chiếc lá rơi theo chiều gió lăn tăn trên mặt đường đầy ánh trăng được chiếu sáng từ bầu trời đêm rằm thành phố. A, con hẻm lớn dẫn vào nhà cô Trâm đây. Ơ, sao đầu hẻm có chiếc xe 16 chỗ ngồi và hình như mọi người đang chuẩn bị đi đâu đó.
Họ dừng phía sau chiếc xe. Kìa, cô Trâm cùng mọi người hình như là chị em, con cháu tươi như hoa tết trong ngày mùng một, mỗi người kéo hai chiếc va li đi ra xe. Cũng như lần gặp cô ở câu lạc bộ Dưỡng Sinh, Nhân rất tự tin dù có hơi khựng lại. Phải thử đánh một ván bài…Biết đâu được…
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018) Nhân đưa tay lái cho cô em rồi tiến tới người phụ nữ sang trọng trước mặt:
– Thưa cô
Cô Trâm hơi nhíu mày. Mọi người kinh ngạc bảo nhau cảnh giác. Có tiếng la lên hỏi cái gì vậy
Nhân nói nhanh:
– Cháu là con của ba Toàn…
Cô Trâm ngắt lời :
– Xin lỗi câu. Đã 5 năm rồi tôi không gặp ba cậu và tôi cũng chẳng quan tâm ông ấy như thế nào. Hôm nay tôi cùng gia đình sang Châu Âu du lịch, không có giờ nghe câu chuyện của cậu đâu
Mọi người tiếp tục cười nói. Nhân nghe loáng thoáng câu hỏi về cậu là ai với cô Trâm. Và cậu nghe rất rõ :
– Ối, thằng bé ngày xưa cản không cho mình tiến tới với ba nó ấy mà. Giờ chắc ông ấy bị tai biến hay đột quỵ, không người chăm sóc mới tìm tôi ấy mà!
(Cuộc thi Truyện ngắn Tiếp Thị Gia Đình 2018)
Một tràng cười to. Trong một thoáng, mọi người an vị trên xe, chiếc xe lướt đi. Phượng và Loan núp trong bóng cây to bên đường. Cả ba đôi mắt gặp nhau, nước mắt lưng tròng. Không biết họ tiếc cho ba họ, cho họ hay thương cho sự cô độc của ba mình.
Cũng có thể khóc cho những ngày cực nhọc tất bật của họ ra vào nhà thương đang còn ở phía trước. Ôi, phải chi họ đừng can thiệp vào cuộc đời còn lại của ba mình. Và sự hối tiếc nào cũng đi sau một chuyện đã rồi.
Tác giả: Nguyễn Ngọc Hà
Tiếp Thị Gia Đình