6 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần công việc mới

Một công ty dù tốt đến đâu cũng không bao giờ đủ để bạn trau dồi bản thân, tìm kiếm cơ hội phát triển. Vậy đâu là lúc bạn nên nhảy việc?

Nhảy việc từ công ty này sang công ty khác, tìm một công việc mới hấp dẫn hơn hoặc khởi nghiệp sau khi đã tích lũy đủ kinh nghiệm là hiện tượng bình thường của những người năng động, thích mạo hiểm, thích làm mới mình.

Vậy bạn đã có động lực để bắt đầu chưa? Dù bạn đang ở vị trí quản lý hay chỉ là nhân viên, nhưng nếu bạn thấy mình đang rơi vào tình trạng dưới đây, TTGĐ nghĩ đã đến lúc bạn nên khởi động kế hoạch riêng và tìm công việc mới.

cong viec moi

6 dấu hiệu cho thấy đã đến lúc bạn cần công việc mới

1. Bạn khó chịu vì mình đã cho nhiều hơn nhận

Nguyên tắc của một người thành công là cho trước, cống hiến trước rồi sẽ nhận thành quả. Tuy nhiên, khi bạn đã cống hiến hết mình, cho đi hết sức nhưng cái bạn nhận lại không tương xứng với công sức mình bỏ ra, bạn sẽ thấy chán nản, không hài lòng. Làm việc trong trạng thái bức xúc sẽ khó khai thác hết năng lực của bạn.

2. Bạn ngột ngạt vì các quy định trong công ty Bạn chỉ có thể làm việc tốt nhất khi bạn vui vẻ. Nếu bạn ám ảnh về thời gian, các quy định, sự giám sát trong công ty, nếu bạn ngủ cũng mơ mình đang gặp vấn đề với các quy định; nếu bạn mất ngủ, đau đầu khi nghĩ đến đi làm; đi làm mà tâm trạng luôn thấp thỏm… có lẽ bạn nên tìm một công việc mới.

3. Bạn cảm thấy mình quá dư dả thời gian

Bạn thấy công việc quá ít? Có thể vì lượng công việc của công ty ít, công ty đã quá đi xuống hoặc có thể bạn không còn được tin tưởng. Dù là lý do gì thì bạn cũng cân nhắc tìm cơ hội khác.

tro thanh ba chu voi 7 cong viec lam them ngoai gio hinh anh

4. Bạn hừng hực động lực thay đổi

Bạn thấy mình có tố chất của một giám đốc điều hành? Bạn thấy mình giỏi hơn rất nhiều trong thời gian qua? Bạn thích trở thành chủ một công ty, doanh nghiệp? Bạn cảm thấy ước mơ khởi nghiệp của mình đã đủ điều kiện để bắt đầu? Nếu bạn gật đầu “yes” cho các câu hỏi trên, đừng chần chừ nữa, hãy bắt đầu thực hiện ước mơ riêng của bạn.

5. Bạn nghĩ mình giỏi hơn sếp của mình

Đây là vấn đề thường gặp khi những nhân sự cấp cao quyết định nghỉ việc, đặc biệt là trong các công ty gia đình. Người làm sếp không hẳn là người giỏi hơn nhân viên. Một nhân sự thuộc hàng quản lý chia sẻ với TTGĐ: “Quản lý của tôi là em họ của sếp lớn, không có năng lực chuyên môn cũng như điều hành nhưng lại thích tỏ ra quyền lực, giỏi giang. Tôi phải làm việc cầm chừng, không dám đưa ra ý kiến. Vừa bực bội vừa thấy không công bằng nên tôi nghỉ việc”.

6. Bạn thích giải quyết vấn đề

Thích giải quyết vấn đề là nền tảng quan trọng của một doanh nhân. Kỹ năng giải quyết vấn đề là tập hợp của nhiều kỹ năng, từ nhìn nhận, phân tích vấn đề đến đưa ra giải pháp giải quyết sáng tạo, khả thi và huy động các nguồn lực nhằm giải quyết vấn đề hiệu quả nhất.

Bài: Nguyễn Xoa
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua