Chất liệu denim
√ Đối với một số món đồ denim “cứng đầu”, có thể mất đến 6 tháng cho chất vải thô hoàn toàn giãn nở. Vải denim cũng thường thay đổi phom dáng theo cơ thể người mặc nên khi giặt, nếu bạn không cẩn thận khi dùng bí quyết chăm sóc quần áo này có thể làm mất đi phom dáng.
√ Trước khi giặt, bạn nhớ cài cúc áo, kéo zipper lên. Siêng hơn nữa, bạn có thể đem quần áo denim theo khi đi tắm và treo chúng trong phòng tắm. Hơi nước nóng bốc lên khiến mùi hôi bám trên quần áo nhanh chóng bay biến hết.
√ Một cách khác để làm mất mùi hôi trên quần áo denim mà không cần giặt là cho vào túi ni-lông và để trong tủ lạnh vài ngày.
√ Bạn hãy lộn trái quần áo, giặt trong nước lạnh và đặt máy giặt ở chế độ vừa. Giặt denim với nước quá nóng có thể khiến chúng nhanh bạc màu đấy.
√ Có thể cho thêm nửa tách giấm trắng đã qua chưng cất trước lần vắt cuối cùng để giữ màu và dáng cho quần áo denim.
√ Quần áo denim cũng cần “thở” nên bạn hạn chế cất chúng trong tủ đồ đã chật cứng nhé.
Chất liệu da
♦ Trước khi mặc một chiếc áo khoác da mới, bạn hãy xịt bên ngoài một lớp chống thấm nước và bụi bẩn (scotch guard) nhé.
♦ Quần áo da khi mới mua thường có một lớp mùi nồng khá đặc trưng. Muốn loại bỏ, bạn có thể rải một ít cà-phê đã xay lên quần áo và để trong vài ngày. Tuy nhiên, bí quyết chăm sóc quần áo da này không được áp dụng cho vải da màu trắng và pastel để tránh làm loang màu.
♦ Thay vì giặt, bạn hãy lấy khăn sạch, thấm nước và lau.
♦ Quần áo da cực kỳ dễ giãn và có thể xuất hiện những vết nứt “chướng mắt”. Bạn nhớ treo chúng trên những chiếc móc đúng kích cỡ và có lớp mút. Bảo quản ở nơi thông thoáng và đôi khi lôi chúng ra khỏi tủ để chất da được “thở”.
♦ Muối là kẻ thù của vải da nên nếu lỡ để dính lên quần áo, bạn cần lau đi càng sớm càng tốt.
♦ Để làm mới vải da, bạn có thể bôi xà phòng và dung dịch ammonia. Sau đó, sử dụng khăn mềm thấm hỗn hợp dầu castor, glycerin (hoặc vaseline) chùi qua quần áo. Một cách khác giúp chất vải da thêm bóng là sử dụng khăn thấm lòng trắng trứng.
Chất liệu len
♠ Khi dùng bí quyết chăm sóc quần áo len, bạn nhớ đặt ra một quãng nghỉ khoảng một ngày giữa những lần mặc để giữ phom dáng và độ mới. Nếu siêng, bạn còn có thể dùng lược chải xơ vải sau mỗi lần mặc.
♠ Áo len nên treo bằng móc gỗ để tránh bị kéo giãn phần vai áo.
♠ Len cũng là một chất liệu cần được “thở” nên bạn hạn chế treo quá lâu trong tủ nhé.
♠ Nếu muốn loại bỏ nhanh vết bẩn, hãy dùng hỗn hợp nước lạnh và soda chấm lên vết bẩn. Tuyệt đối không chà mạnh khiến quần áo giãn, mất dáng.
♠ Trước khi giặt, hãy kiểm tra túi quần/áo và đảm bảo không còn sót lại món đồ nào vì những vật nặng có thể kéo giãn vải đấy.
♠ Khi giặt quần áo len, bạn chọn thời điểm đầu hoặc cuối mùa lạnh. Giặt bằng nước nhiệt độ mát, ở chế độ nhẹ (delicate) hoặc giặt bằng tay là tốt nhất. Bạn hãy sử dụng sản phẩm giặt có chất tẩy nhẹ, ngâm từ 3–5 phút trong nước ấm rồi mới bắt đầu giặt.
♠ Tránh hoàn toàn việc tẩy hoặc dùng nước nóng lên chất vải len, gây co rút, giãn, chùng, mất màu hoặc phá hủy hoàn toàn.
Tiếp Thị Gia Đình