4 điều rút ra từ vụ phim “Tấm Cám: Chuyện chưa kể” không được chiếu ở CGV

Vụ việc đang là đề tài bàn tán xôn xao trên khắp các trang mạng xã hội hiện nay. Ai đúng ai sai và những vấn đề liên quan sẽ được làm rõ với 4 điều sau đây

1. Thuận mua vừa bán

Ba ngày gần đây, thông tin về việc phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể của “đả nữ” Ngô Thanh Vân không được chiếu tại tất cả các cụm rạp của CGV xuất hiện tràn ngập trên các trang báo điện tử và mạng xã hội, làm tốn không biết bao nhiêu giấy mực của giới truyền thông.

Trưa qua (17-8), bên phía Ngô Thanh Vân đã tổ chức một buổi họp báo về việc lý do vì sao bộ phim của cô không được chiếu tại hệ thống CGV.

phim tam cam chuyen chua ke khong duoc cheu tai CGV hinh anh 1

Ngô Thanh Vân đã không kiềm chế được cảm xúc và bật khóc trước sự chứng kiến của rất nhiều nhà báo. Cô chia sẻ rằng cuối cùng, đứa con tinh thần của mình sẽ không được chiếu trên hệ thống rạp CGV. Lý do mà Ngô Thanh Vân đưa ra là vì phía đơn vị CGV đưa ra những điều khoản không xứng đáng với những nỗ lực của đoàn phim. Bên cạnh đó, đại diện chia sẻ phía BHD và VAA (công ty của Ngô Thanh Vân) mặc dù đã chấp nhận tỷ lệ chia lợi nhuận rất thấp nhưng vẫn không được đơn vị CGV hỗ trợ.

phim tam cam chuyen chua ke khong duoc cheu tai CGV hinh anh  2

Ngô Thanh Vân bật khóc trong buổi họp báo ra mắt phim trưa ngày 17-8.

Tuy nhiên, chiều tối cùng ngày, phía CGV đã gửi thông cáo báo chí đến toàn thể các cơ quan truyền thông báo chí Việt Nam về việc từ chối chiếu phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể.

Mở đầu thông cáo báo chí, CGV cho biết: “Chúng tôi đang gặp rất nhiều khó khăn trước những hành vi cạnh tranh không lành mạnh”.

CGV khẳng định đối với phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể, họ không có quyền quyết định, mà phụ thuộc vào đơn vị phát hành là BHD và nhà sản xuất VAA. Và BHD đã đơn phương từ chối hợp tác do không đạt được thỏa thuận kinh doanh.

Nội dung thông cáo báo chí có đoạn trích:

“Chúng tôi đã nhiều lần trao đổi với BHD là với suất chiếu lớn thì chi phí để vận hành rạp tương ứng sẽ rất cao. Thực tế, trong việc phát hành phim, CGV và các đối tác sẽ cùng nhau xây dựng và thống nhất áp dụng tỷ lệ phân chia doanh thu phòng vé dựa trên chất lượng phim, số lượng rạp chiếu và phòng chiếu của đơn vị phát hành. Tỷ lệ này đã thống nhất từ trước tới nay cho tất cả phim Việt Nam khi phát hành tại rạp CGV.

Để đảm bảo cho lợi ích chính đáng của hai bên, chúng tôi đã đề nghị BHD xem xét điều chỉnh tỷ lệ cho phù hợp. Tuy nhiên, theo thông tin cập nhật đến ngày 17-8, công ty BHD chính thức từ chối cung cấp phim Tấm Cám cho hệ thống rạp CGV vì không đạt được thỏa thuận kinh doanh như BHD yêu cầu. Quyết định đơn phương của BHD đã phần nào hạn chế việc phổ biến bộ phim tới khán giả trên toàn quốc”.

2. Không có chuyện CGV chèn ép phim Việt, ưu tiên truyền bá văn hoá Hàn Quốc

Trong thông cáo báo chí, CGV cũng bác bỏ thông tin đơn vị này chèn ép phim Việt, ưu tiên truyền bá văn hóa Hàn. CGV nhấn mạnh đây là thông tin “hoàn toàn thiếu căn cứ, có chủ đích và có dấu hiệu vi phạm Luật cạnh tranh”.

Theo phía CGV, sự việc này tiếp tục được tác động bởi giới truyền thông và cộng đồng mạng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh và danh tiếng của công ty: “Chúng tôi đã có báo cáo chính thức về việc này với Cục quản lý Cạnh tranh (Bộ Công thương) và sẽ khởi kiện các doanh nghiệp, đơn vị thông tấn báo chí hoặc cá nhân đăng tải hoặc trích đăng lại những thông tin thiếu cơ sở, gây tổn hại cho doanh nghiệp chúng tôi” – trích nội dung thông cáo báo chí.

Trên thực tế, từ đầu năm 2016 đến nay, CGV đã chiếu 8 phim Việt và dự kiến tiếp tục phát hành thêm 9 phim trong những tháng cuối năm.

3. Tác động của truyền thông và những phản ứng thiếu suy nghĩ từ cộng đồng mạng

Sẽ không có gì là to lớn nếu như không có sự tác động của cộng đồng mạng gây hiềm khích, chia rẽ, cổ xúy, làm sai lệch đi cách nhìn nhận về thực trạng của vấn đề xoay quanh cả 2 bên (Đạo diễn/ Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân và CGV).

Trước khi bộ phim được công chiếu đến khán giả, bên phía CGV cũng đã nỗ lực hết mình để quảng bá cho bộ phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể đến với công chúng. Cụ thể, trong thông cáo báo chí, CGV khẳng định: “Trong quá trình thương thảo về việc phát hành phim, mặc dù chưa đi đến thỏa thuận cuối cùng nhưng chúng tôi vẫn nỗ lực quảng bá cho phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể tại tất cả cụm rạp của CGV, cũng như duy trì đăng poster phim trên website và trang fanpage của công ty”.

phim tam cam chuyen chua ke khong duoc chieu tai cgv hinh anh 9

Poster phim Tấm Cám: Chuyện chưa kể của Đạo diễn/ Nhà sản xuất Ngô Thanh Vân.

Thế nhưng, lại có rất nhiều lời bình luận từ những cư dân mạng không thật sự hiểu rõ vấn đề đã vội đưa ra ý kiến chỉ trích cả hai 2 bên trên các trang mạng xã hội.

phim tam cam chuyen chua ke khong duoc chieu tai cgv hinh anh  15

Những phản ứng gay gắt của cư dân mạng.

4. Một chiến thuật quá hoàn hảo để thu hút người xem đến với phim Việt

Từ đầu năm đến nay, không mấy bộ phim Việt Nam nhận được nhiều quan tâm của khán giả. Theo bảng thống kê của các nhà sản xuất phim trong nước, số lượng người xem đến với phim điện ảnh Việt ngày càng giảm sút. Một ví dụ điển hình nhất cho việc sa sút ấy đó là bộ phim Fan cuồng của đạo diễn Charlie Nguyễn. Fan cuồng là một bộ phim được đầu tư tốn kém nhất, lên đến 26 tỷ đồng nhưng chỉ thu về được 9 tỷ sau 3 ngày đầu công chiếu. Thậm chí, diễn viên chính trong phim-Thái Hoà cũng làm đoạn clip nói về sự thất bại của bộ phim.

Nguyên nhân là do phim Việt quá tệ hay khán giả Việt chẳng còn tha thiết với nền điện ảnh vốn được coi là “èo uột” trong nhiều năm qua?

Vì thế, vụ việc phim Tấm Cám có thể được tạm cho là “trong cái rủi có cái may”. Scandal ồn ào này càng khiến khán giả tò mò mà tìm đến Tấm Cám nhiều hơn.

phim tam cam chuyen chua ke khong duoc chieu tai cgv hinh anh 16

Một Facebooker đã bình luận vui như thế này

 

Tấm Cám: Chuyện chưa kể sẽ chính thức công chiếu tại hệ thống rạp BHD, Lotte, Galaxy… (không có CGV) từ ngày 19-8-2016.

Bài: Mai Lộc

Tiếp thị Gia đình

Đừng bỏ qua