5 mẹo giúp bạn luôn “rủng rẻng” tiền bạc

Chỉ bằng 5 mẹo đơn giản sau đây, bạn sẽ không còn cảnh đến gần cuối tháng đã tiêu hết tiền lương hay khi có việc khẩn cấp lại phải chạy vạy vay mượn nữa

1. Chia lẻ tài khoản

Giữ tiền trong 1 tài khoản duy nhất khiến bạn khó quản lý tiền bạc. Khi có tiền trong 1 tài khoản, bạn dễ tiêu dùng vào những việc linh tinh như mua quần áo hay ra ngoài đi ăn cùng bạn bè. Thay vào đó, các chuyên gia khuyên bạn có thể chia tiền vào 3 tài khoản: tiết kiệm ngắn hạn, dài hạn và tài khoản khẩn cấp. Khi đã chia ra được tài khoản, bạn sẽ dễ dàng tiết kiệm cho những mục tiêu xa hơn như mua xe, mua nhà hay các kỳ nghỉ của gia đình.

tiet-kiem-003

2. Định mức

Hãy tự đề ra cho bản thân một định mức chi tiêu nhất định và luôn cố gắng làm theo. Dễ dàng nhất, bạn có thể lập định mức theo hàng tuần. Chẳng hạn: tuần này bạn sẽ tiêu bao nhiêu cho các bữa ăn ngoài, tiêu bao nhiêu cho tiền chợ hoặc tiền mua sắm lặt vặt. Những khoản chi tiêu tưởng nhỏ nhặt nhưng khi được hoạch định sẽ giúp bạn tiết kiệm hiệu quả. Đừng dùng quá nhiều thẻ tín dụng và cà thẻ vô tội vạ. Với quy chế cà trước trả sau, bạn sẽ không cảm thấy tài chính của mình hao hụt ngay lúc ấy, nhưng đến hạn thanh toán, khi nhận hóa đơn của ngân hàng, chúng sẽ khiến bạn thâm hụt để đóng tiền vào khoản đã tiêu trước đó.

3. Tích tiểu thành đại

Những khoản tiêu lặt vặt có thể không nhiều nhặn gì, nhưng nếu tính theo năm, đó lại là một con số khổng lồ. Chẳng hạn, một phần bánh mì bơ tỏi mua tại quán cà-phê có thể mắc gấp 5 lần chi phí bánh mì bơ tỏi bạn có thể làm tại gia. Nếu muốn tiết kiệm, hướng đến những mục tiêu xa hơn, bạn có thể cắt giảm những khoản chi tiêu lặt vặt như tiền cà-phê hàng ngày, đi xe bus đến công ty thay vì chạy xe máy.

tiet-kiem-002

4. Tiết kiệm trước khi tiêu xài

Trước khi bỏ tiền mua món đồ mình ngắm nghía, tiết kiệm hàng tháng trời để “rước” chúng về, hãy dừng lại và tự hỏi: chúng có thật sự cần thiết không, hoặc nếu không mua tháng này, bạn có thể để qua tháng sau được không? Khoảng dừng thích hợp ấy sẽ giúp chúng ta dễ dàng hình dung tình hình tài chính cá nhân, trước khi quyết định mua một món đồ gia trị cao. Bằng cách này, tài khoản của bạn cũng sẽ tự động thiết lập được các khoản chi tiêu sau khi nhận lương hàng tháng. Hình dung rõ ràng, chi tiêu minh bạch và hợp lý là cách để gia tăng số dư.

5. Kiểm tra tài khoản tín dụng

Thường xuyên kiểm tra tài khoản tín dụng để biết được mình đã chi tiêu bao nhiêu, ở đâu, khi nào. Đừng chỉ kiểm tra tình trạng tài khoản qua sao kê hàng tháng của ngân hàng. Như thế, bạn sẽ dễ rơi vào bẫy tín dụng, làm nên tình trạng “nợ ngập đầu” mà không hiểu vì sao.

Theo Femalefirst

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua