Để thực hiện lộ trình bình thường mới, ngoài duy trì các biện pháp giãn cách từ 23/8, TP.HCM có những thay đổi để nới lỏng một số hoạt động nhằm tạo thuận lợi cho người dân.
Lực lượng shipper được chạy liên quận, huyện từ 6h đến 21h hàng ngày
Thay đổi mới nhất trong đợi giãn cách xã hội 16/9 là lực lượng shipper được hoạt động nhiều hơn. Cụ thể, shipper sẽ được chạy liên quận, huyện, TP Thủ Đức từ 6h đến 21h hàng ngày.
Thay vì phân biệt tần suất xét nghiệm theo vùng nguy cơ như trước, từ 6/9, nhóm này được xét nghiệm 2 ngày/lần với mẫu gộp 3. Chi phí xét nghiệm cho lực lượng này do ngân sách thành phố chi trả đến hết 30/9. Shipper không cần giấy đi đường mà chỉ cần có đủ các dấu hiệu nhận diện như UBND TP.HCM đã quy định.
Nhân viên hộ kinh doanh, doanh nghiệp được giao hàng trong phạm vi 1 địa bàn
Ngoài shipper còn có nhóm đối tượng khác cũng được hoạt động. Đó là người giao nhận hàng hóa của doanh nghiệp, hộ kinh doanh.
Song nhóm này chỉ giao nhận hàng trong một quận, huyện và phải xét nghiệm mẫu gộp 3, tần suất 2 ngày/lần. Kinh phí do doanh nghiệp chi trả. Doanh nghiệp, hộ kinh doanh đăng ký với UBND quận, huyện, phường, xã, thị trấn để được cấp giấy đi đường.
>> Xem thêm: Làm sao để vượt qua cảm xúc tiêu cực trong lúc giãn cách xã hội?
Người dân “vùng xanh” được tập thể dục ở công viên nội khu
Trước đó, từ ngày 9/7 khi bắt đầu áp dụng Chỉ thị 16, việc tập thể dục, thể thao ở các công viên lớn và các công viên ở nội khu ở thành phố đều bị cấm.
Tuy nhiên từ thời điểm giãn cách xã hội 16/9, chính quyền địa phương xem xét cho phép hoạt động trở lại với việc sinh hoạt thể dục, thể thao. Tại các công viên thuộc khu dân cư, chung cư thuộc “vùng xanh”. Miễn sao đảm bảo quy định an toàn phòng, chống dịch và phải tuân thủ 5K.
Một số loại hình kinh doanh được hoạt động đến 21h
Sau 16/9, TP. HCM mở rộng một số loại hình kinh doanh (có giấy phép đăng kí) được hoạt động từ 6h đến 21h. Điều kiện đưa ra là người lao động tại nơi làm việc phải được tiêm ít nhất một mũi vaccine ngừa COVID-19. Bên cạng đó là xét nghiệm 5 ngày/lần (mẫu đơn hoặc gộp 3 người). Kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh chi trả.
Các loại hình kinh doanh được hoạt động đến 21h, kể từ đợt giãn cách xã hội 16/9 cụ thể là:
- Dịch vụ bưu chính, viễn thông; thiết bị tin học văn phòng, dụng cụ học tập.
- Dịch vụ ăn uống không phục vụ tại chỗ, chỉ bán mang đi.
- Các cơ sở kinh doanh hoạt động “3 tại chỗ”, chỉ bán qua đặt hàng trực tuyến.
- Dịch vụ hỗ trợ sản xuất nông nghiệp, cơ sở thú y.
- Dịch vụ bảo trì, sửa chữa công trình, máy móc thiết bị, phương tiện giao thông vận tải. Và cung ứng linh kiện, phụ tùng phục vụ hoạt động này.
- Sản xuất, chế biến, kinh doanh lương thực, thực phẩm.
Công trình xây dựng, giao thông được thi công
Từ ngày 22/7, Chỉ thị 16 siết chặt nên TP.HCM đã dừng toàn bộ công trường xây dựng, giao thông chưa thực sự cấp bách. Song ngay ở đợt giãn cách xã hội 16/9 này, các công trình xây dựng sẽ được phép tổ chức thi công. Dựa trên cơ sở tuân thủ Bộ tiêu chí an toàn do UBND thành phố ban hành.
>>Xem thêm: Tại sao nên mở cửa sổ ở nhà trong giai đoạn giãn cách xã hội?
Thí điểm thẻ xanh COVID-19 ở quận 7, Củ Chi và Cần Giờ
TP.HCM cũng thí điểm trong thời gian giãn cách xã hội 16/9 đối với thẻ xanh COVID-19 gắn mã QR cá nhân. Bên cạnh việc thực hiện 5K và xét nghiệm cho người dân ở 3 quận huyện, gồm: Quận 7, Củ Chi, Cần Giờ.
Tuy nhiên cần lưu ý là thẻ xanh COVID-19 không được triển khai trên toàn bộ trên địa bàn. Mà thực hiện có lộ trình ở từng nhóm, đơn vị cụ thể sau khi thống nhất với lãnh đạo đơn vị liên quan.
Ví dụ tại quận 7, thành phố chỉ thí điểm thẻ xanh cho 150 doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ thiết yếu. Với Củ Chi, Cần Giờ, thành phố sẽ thí điểm quản lý đối với các cơ sở cung cấp thực phẩm, sản xuất nông nghiệp, du lịch địa phương.
Người dân quận 7, Củ Chi và Cần Giờ đi chợ mỗi tuần một lần
Người dân quận 7, Củ Chi và Cần Giờ đi chợ 1 lần/tuần. Đây là thay đổi lớn so với quyết định từ đợt giãn cách xã hội 23/8 của TP.HCM. Khi đó người dân được yêu cầu “ai ở đâu yên đó. Đồng thời thành phố triển khai “đi chợ hộ” cho dân.
Tiếp Thị Gia Đình