5 mẹo mua sắm trực tuyến an toàn

Làm sao để vừa mua sắm trực tuyến, vừa không lo sợ bị đánh cắp thông tin tài khoản, chúng tôi sẽ mách bạn

Ngày nay, mua sắm trực tuyến trở thành một phần không thể thiếu với nhiều người. Việc online, mua hàng rồi nhà cung cấp giao hàng tận nơi giúp chúng ta tiết kiệm nhiều thời gian, công sức. Nhưng mua sắm trực tuyến cũng mang đến nhiều nguy cơ, rủi ro, mà điển hình trong đó là việc bị đánh cắp thông tin thẻ tín dụng. Sự việc khách hàng bỗng dưng mất nửa tỷ đồng sau 1 đêm vì bị đánh cắp thông tin thẻ đã dấy lên hồi chuông cảnh báo, khiến không ít người giật mình. TTGD sẽ mang đến cho bạn 5 mẹo từ các chuyên gia, giúp mua sắm trực tuyến an toàn, hạn chế tối đa việc bị đánh cắp thông tin thẻ tín dụng, khiến chúng ta “tiền mất tật mang”.

1. Mua sắm ở những website nổi tiếng

Một báo cáo tài chính cho biết, thông tin thẻ tín dụng cá nhân bị đánh cắp nhiều nhất ở trên mạng xã hội và các website mua sắm trực tuyến kém tin cậy. Đó là lý do vì sao bạn chỉ nên mua sắm ở những website nổi tiếng, tin cậy như eBay, Amazon. Khi đã tìm được món hàng cần mua, bạn có thể kiếm tra độ tin cậy của người bán trên các website này, lưu lại để dùng dần. Những website mua sắm trực tuyến nổi tiếng được cũng vì 1 lý do chủ yếu: được khách hàng tin cậy. Hệ thống bảo mật của họ đủ tốt để giúp bạn tránh được các nguy cơ bị ăn cắp thông tin thẻ.

2. Kiểm tra mã hóa SSL của các trang web mua sắm trực tuyến

SSL (secure sockets layer) cổng bảo mật, là công cụ cho phép bạn bảo vệ các thông tin cá nhân khi khai báo trên các website. Những website có SSL sẽ bắt đầu bằng HTTPS:// thay cho HTTP://. Ngoài ra, trên thanh địa chỉ của các website mua sắm trực tuyến này cũng có biểu tượng ổ khóa.

mua-sam-truc-tuyen-001

3. Hãy kín đáo khi mua sắm trực tuyến

Khi mua sắm trực tuyến, tất nhiên nhà cung cấp cần thông tin cá nhân của bạn để thực hiện giao dịch và chuyển hàng. Tuy nhiên, thông tin cá nhân của bạn chỉ nên giới hạn ở tên, địa chỉ, số điện thoại, tuổi, số thẻ tín dụng (tùy vào phương thức thanh toán). Bạn đừng nên điền vào những mục không cần thiết trong giao dịch, bởi đó là lỗ hổng, khiến bạn dễ bị đánh cắp thông tin và tài chính.

4. Bảo vệ máy tính

Hãy cài các chương trình chống virus, để bảo vệ máy tính của bạn khỏi các phần mềm độc hại, phần mềm gián điệp. Những phần mềm hay virus chúng ta không biết này sẽ lặng lẽ xâm nhập vào máy tính và các thiết bị điện tử. Một số kẻ trộm công nghệ cao sẽ tận dụng lợi thế này để đánh cắp thông tin người dùng, gây bất lợi cho bạn.

5. Kiểm tra thông tin tài khoản

Kiểm tra thông tin tài khoản ngay sau khi giao dịch đã hoàn tất, để chắc chắn rằng bạn chỉ bị trừ đúng số tiền cần mua món hàng đó. Nếu thanh toàn bằng thẻ visa, bạn có thể gọi lên ngân hàng để kiểm tra thông tin chi tiết từng giao dịch và số dư nợ trong tài khoản, để chắc chắn rằng không có bất kỳ giao dịch đáng ngờ nào phát sinh từ thẻ, mà bạn không nhận được thông báo.

Bài: TRÌNH ĐẮC DI

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua