Vụ xả súng ở Mỹ khiến cô gái gốc Việt thiệt mạng

Nhà chức trách vừa mới công bố danh tính của 14 nạn nhân trong vụ xả súng ở Mỹ, trong đó có một cô gái gốc Việt, Nguyễn Thị Thanh Tín

Ngay khi xem tin trên truyền hình ngày 2–12 nói về vụ xả súng ở Mỹ, gia đình Thanh Tín đã liên tục gọi cho chị nhưng không được trả lời. Đến nửa đêm, họ vẫn không liên lạc được với chị. Sáng 3–12, gia đình của nạn nhân được Sở Cảnh sát San Bernardino xác nhận tin buồn tại một cuộc họp báo ở khách sạn Hampton Inn, San Bernardino.

Chị Tin Nguyen là nhân viên kiểm soát an toàn thực phẩm của thành phố San Bernadino. Chị sang Mỹ lúc 8 tuổi và đã tốt nghiệp cử nhân khoa học y tế tại Đại học Cal State Fullerton.

Ông Phu Nguyen, chú của nạn nhân, cho hay Tín là đồng nghiệp với Syed Rizwan Farook (một trong ba kẻ nghi phạm của vụ nổ súng) ở Sở Y tế San Bernardino. Cô còn dự định kết hôn vào năm sau và tuần trước vừa cùng hôn phu đi thử váy cưới.

Vu xa sung o My hinh anh 2

Chị Thanh Tín cùng mẹ và anh trai

Sáng 2–12, chị Tin Nguyen đang tham dự một sự kiện ở trung tâm hỗ trợ người khuyết tật San Bernadino thì hai tay súng bất ngờ xuất hiện và nã đạn vào những người trong khán phòng. Có khoảng 80 người tại sự kiện. 14 người thiệt mạng và 17 người bị thương trong vụ tấn công.

Syed Rizwan Farook (28 tuổi) cũng có mặt tại sự kiện nhưng đã bỏ ra ngoài sau một cuộc cãi vã. Hắn và vợ, Tashfeen Malik (27 tuổi), đều bị bắn hạ trong cuộc truy đuổi của cảnh sát vài giờ sau đó. Trong xe hơi và nhà riêng của vợ chồng này chứa hàng trăm băng đạn và các thiết bị nổ. Farook là một người Hồi giáo mang quốc tịch Mỹ, đồng thời là một chuyên gia môi trường ở San Bernardino. Malik có hộ chiếu Pakistan. Cô ta đến Mỹ bằng visa dành chơ vợ công dân Mỹ trong tháng 7–2014.

Không ít đồng nghiệp của Farook chia sẻ, họ quá sốc khi biết người này là nghi phạm chính của vụ việc nói trên. Theo lời kể của các đồng nghiệp, Farook vốn là một người lịch sự, điềm tĩnh và không có những biểu hiện cực đoan.

Vu xa sung o My hinh anh 3

Chân dung của Syed Rizwan Farook

Vụ nổ súng ở Mỹ này được thống kê là vụ thứ 352 tại Mỹ chỉ trong 336 ngày (tính từ đầu năm). Một lần nữa, Tổng thống Mỹ Barack Obama có bài phát biểu trên truyền hình Mỹ về thực trạng súng đạn ở Mỹ hiện nay, song đây thực sự là một bài toán khó đối với các nhà cầm quyền quốc gia này.

Nghị sỹ Adam Schiff, thành viên Ủy ban Tình báo Hạ viện Mỹ, cho rằng, còn quá sớm để kết luận một trong những kẻ thực hiện vụ xả súng ở Mỹ là phần tử cực đoan. Vụ xả súng ở Mỹ làm 14 người thiệt mạng có thể dính líu tới chủ nghĩa khủng bố hoặc đơn thuần là bạo lực. Chính quyền liên bang chưa có đủ bằng chứng để kết luận Syed Rizwan Farook tấn công khủng bố.

Hiện tại, các điều tra viên của Mỹ đang truy xét các mối quan hệ của nghi can trên mạng xã hội hoặc các kênh khác nhằm tìm kiếm các mối liên hệ với chủ nghĩa khủng bố trong và ngoài nước Mỹ.

Tiếp Thị Gia Đình 

Đừng bỏ qua