Vụ máy bay Su 30 gặp nạn: Vì sao phi công tử vong?

Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng ngư dân đã tìm được thi thể của phi công Trần Quang Khải trong vụ máy bay Su 30 gặp nạn. Anh hy sinh trong tình trạng cơ thể cuộn trong dù

Như lời kể của phi công Nguyễn Hữu Cường, người sống sót kỳ diệu khi máy bay Su 30 gặp nạn, vào thời điểm nghe thấy tiếng nổ trong buồng lái, cả anh Cường và anh Khải đều bấm nút bung dù nhảy khỏi máy bay. Anh Cường còn nhìn thấy anh Khải nhảy ra trước mình cách chừng vài phút.

Vậy tại sao khi máy bay Su 30 gặp nạn, cả hai phi công cùng thoát ra khỏi máy bay mà người có thể sống sót còn người lại hy sinh?

Rất nhiều nguyên nhân có thể xảy ra trong lúc phi công bung dù, thoát khỏi máy bay. Phi công có thể thoát khỏi máy bay là một chuyện nhưng có sống sót được khi tồn tại trên không hay sống sót được khi tiếp đất/biển hay không lại là một lẽ khác.
Hầu hết các máy bay quân sự, trong đó có máy bay Su 30 có trang bị ghế phóng (Ejection seat). Trong trường hợp khẩn cấp, phi công chỉ cần bấm nút ra lệnh, ghế phóng lập tức phóng ra khỏi máy bay vô cùng nhanh chóng nhờ động cơ tên lửa hoặc dụng cụ khí nén hay vật liệu nổ rắn, tùy loại. Khi ghế vừa đưa phi công thoát khỏi máy bay, phần ghế cứng sẽ tự động tách ra khỏi phi công và sẽ bung dù nhằm giúp phi công tiếp đất/biển an toàn. Những chiếc ghế phóng này đã có từ chiến tranh thế giới thứ hai và ngày càng được thiết kế hiện đại hơn.

may bay Su 30 gap nan hinh anh 1

Cấu tạo ghế phóng – bùa hộ mệnh của các phi công

Mục đích của ghế phóng là bảo vệ mạng sống cho phi công. Tuy nhiên, khi phải dùng tới ghế phóng, ranh giới giữa sự sống và cái chết vô cùng mong manh.

Nguyên nhân vì phi công sẽ phải chịu gia tốc vô cùng lớn. Ghế phóng trong máy bay ở các nước phương Tây được cho là có gia tốc lên phi công nhỏ hơn nhiều nước khác cũng đã tới 12-14g (tức gấp 12-14 lần gia tốc khi rơi tự do (tốc độ rơi tự do chỉ là 1g tương đương 9,80665 mét trên giây vuông). Con người không thể chịu được gia tốc quá lớn vì khi đó máu từ tim chỉ dồn xuống chân mà không kịp đến với não gây bất tỉnh. Thêm vào đó, do chịu gia tốc quá cao, “tác dụng phụ” khó tránh khi dùng ghế phóng là tình trạng chấn thương nghiêm trọng như gãy cổ, gãy xương cột sống càng làm sự sống của phi công gặp nạn thêm mong manh. Người phi công có thể đã tử vong từ trên không hoặc tử vong khi tiếp đất/biển. Ngay khi sống sót sau khi tiếp đất/biển, phi công cũng có thể tử vong do các chấn thương không được cấp cứu kịp thời.

Như vậy, trong vụ máy bay Su 30 gặp nạn này, chúng ta không thể phán xét ai giỏi, chưa giỏi mà chỉ có thể nói ai may mắn và ai chưa may mắn mà thôi. Chúng ta cùng nguyện mong cho anh Trần Quang Khải ra đi bình yên và nguyện may mắn đến với các chiến sĩ trên máy bay Casa mất tích khi tìm kiếm Su-30 trở về kỳ diệu như anh Nguyễn Hữu Cường.

Xoa Nguyễn
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua