Sự kiện Vietnam Internet Ecosystem 2019 do VNG kết hợp với Hành trình Việt tổ chức; vừa diễn ra tại Maxwell Chambers; 32 Maxwell Road; Singapore.
Đây là sự kiện thứ ba được VNG tổ chức ở nước ngoài trong chuỗi các sự kiện thường niên; sau hai lần diễn ra tại Singapore và Thung lũng Silicon. Qua sự kiện này; VNG mong muốn cập nhật tình hình phát triển của nền Kinh tế Việt Nam đến với các nhân tài người Việt ở nước ngoài; tạo không gian thảo luận về tiềm năng cũng như thách thức của thị trường công nghệ nước nhà.
Vietnam Internet Ecosystem 2019 thu hút hơn 120 người tham dự từ các ngành công nghiệp và nền tảng khác nhau. Sự kiện có sự góp mặt của nhiều diễn giả nổi tiếng từ các tổ chức hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á như Đại học Quốc gia Singapore (NUS); Amazon Web Services (AWS); Microsoft Azure; ST Telemedia; SEA; Kyber Network và VNG.
Mở đầu sự kiện là bài phát biểu của PGS.TS Vũ Minh Khương; Giảng viên cao cấp Trường Chính sách công Lý Quang Diệu (Đại học Quốc gia Singapore).
Ông Khương đánh giá cao triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế vĩ mô của Việt Nam; đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của công cuộc đổi mới và số hóa trong nỗ lực giữ vững đà phát triển này.
Ông Lê Hồng Minh; Nhà đồng sáng lập; Chủ tịch và Tổng Giám đốc của VNG cũng có chung niềm tin với PGS.TS Vũ Minh Khương. Với hơn 15 năm kinh nghiệm hoạt động trong ngành; ông Minh rất tự tin về tiềm năng của nền công nghệ Việt Nam.
Ông Minh chia sẻ: “Tỉ lệ sử dụng Internet; điện thoại thông minh và mạng xã hội của Việt Nam cao hơn bình quân thế giới và nhiều quốc gia ở cùng giai đoạn phát triển”.
Dựa trên nhu cầu đó; ông Minh dự đoán trong 5 năm tới; chỉ riêng trong ngành thanh toán điện tử; Việt Nam có thể thực hiện hơn 40 triệu giao dịch trong một ngày; gấp 40 lần năng lực hiện tại của hệ thống ngân hàng.
Tuy nhiên; Việt Nam vẫn phải đối mặt với một thách thức cơ bản để khai thác triệt để cơ hội này.
Ông chia sẻ: “Chúng ta vẫn thiếu những người thật sự có niềm tin và quyết tâm cống hiến cho bước nhảy vọt của công nghệ nước nhà”. Do đó; các doanh nghiệp vẫn đang tụt hậu so với nhu cầu của người tiêu dùng về việc áp dụng công nghệ. Trên thực tế; ông Minh tuyên bố rằng để thu hẹp khoảng cách về nguồn nhân lực này; một trong những mục tiêu của VNG là “truyền đam mê cho các nhân tài Việt toàn cầu để đóng góp cho nền công nghệ nước nhà”.
Các cuộc thảo luận trong phần tiếp theo của chương trình đi sâu về các cơ hội và thách thức cụ thể trong lĩnh vực điện toán đám mây tại Việt Nam.
Ông Vũ Minh Trí; Phó Tổng giám đốc mảng Dịch vụ đám mây của VNG và Giám đốc điều hành của VINADATA; nhấn mạnh rằng; điện toán đám mây có tiềm năng to lớn để phát triển.
Ông cho hay: “Ngân sách cho phát triển cơ sợ hạ tầng rất lớn; bình quân 60% GDP của một quốc gia. Nhu cầu số hóa công tác quản lý hạ tầng; ví dụ như gắn chip cảm biến dưới mặt đường để đo mật độ giao thông; đang mở ra cơ hội lớn cho ngành điện toán đám mây để tiếp cận với nguồn quỹ khổng lồ đó”.
Các diễn giả khác ở Vietnam Internet Ecosystem 2019 cũng chỉ ra ứng dụng của công nghê điện toán đám mây trong việc cải tiến môi trường kinh doanh tại Việt Nam.
Ông Alex Smith – Trưởng bộ phận kỹ thuật tại châu Á Thái Bình Dương của Microsoft Azure cho rằng: “Điện toán đám mây chính là công cụ gỡ bỏ rào cản cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ; là phương pháp bình đẳng hóa thị trường”.
Kết thúc Vietnam Internet Ecosystem 2019 là phần thảo luận về các cơ hội và định hướng của người Việt Nam đang sinh sống và làm việc tại nước ngoài. Các diễn giả và khán giả đều rất cởi mở chia sẻ góc nhìn và trải nghiệm của bản thân.
Khi được hỏi về động lực quay lại Việt Nam công tác; ông Lê Xuân Nguyên; Trưởng bộ phận Sales và Marketing của VNG Cloud Services chia sẻ: “Ở các công ty đa quốc gia lớn như AWS; cá nhân tôi chỉ có thể đóng góp được phần nào; trong khi tại một startup tỷ đô như VNG; đó là tác động theo cấp số nhân. Ở AWS; tôi từng là một Người xây dựng (Builder); còn ở VNG; chúng tôi xây dựng một văn hóa của Người khởi đầu (Starter).”
Xoa Nguyễn
Tiếp Thị Gia Đình