Vì sao người Nhật có lối sống “siêu sạch”?

Nếu đã từng đến Nhật Bản, chắc hẳn bạn từng tự hỏi rằng "làm sao mọi thứ có thể sạch sẽ, ngăn nắp đến mức như vậy?

quốc gia sạch nhất thế giới

Trong suốt 12 năm từ tiểu học cho đến trung học phổ thông, dọn vệ sinh là một phần không thể thiếu

Như thường lệ, sau khi kết thúc 7 tiết học kéo dài gần 4 tiếng đồng hồ, giáo viên thông báo cho các học sinh: “Tất cả các em hãy theo đội hình dọn dẹp vệ sinh như sau: Dãy thứ nhất và thứ hai dọn sạch lớp học. Dãy ba và bốn lau sạch hành lang và cầu thang. Dãy năm lau dọn nhà vệ sinh”.

Một vài tiếng thở dài phát ra từ dãy thứ 5. Nhưng rất nhanh chóng các em học sinh đứng dậy lấy chổi; xô; giẻ lau và chạy nhanh vào nhà vệ sinh. Ở các trường học khác trên quốc gia sạch nhất thế giới này, cảnh tượng tương tự cũng đang diễn ra.

Người Nhật được dạy dọn dẹp từ nhà đến trường

quốc gia sạch nhất thế giới 2

Chúng tôi không muốn người khác nghĩ rằng chúng tôi là những người không có giáo dục. Không được dạy để dọn dẹp mọi thứ

Maiko Awane, trợ lý giám đốc văn phòng tỉnh Hiroshima ở Tokyo, cho biết: “Trong suốt 12 năm từ tiểu học cho đến trung học phổ thông, dọn vệ sinh là một phần không thể thiếu”. “Trong gia đình cũng vậy, cha mẹ dạy chúng tôi luôn giữ gìn mọi thứ và không gian sao cho sạch sẽ”.

“Người Nhật rất nhạy cảm về hình ảnh trong mắt người khác. Chúng tôi không muốn người khác nghĩ rằng chúng tôi là những người không có giáo dục. Không được dạy để dọn dẹp mọi thứ”, Awane nói.

Trong chương trình giảng dạy ở trường, đào tạo ý thức vệ sinh rất được chú trọng. Điều này giúp học sinh hiểu được tầm quan trọng của việc phải có trách nhiệm làm sạch những thứ; những nơi mà mình sử dụng”.

Dọn dẹp là một phần thói quen của người Nhật

“Đôi khi tôi chẳng muốn dọn dẹp trường học đâu”, Chika Hayashi – một dịch giả nói. “Nhưng đó là một phần thói quen của chúng tôi. Hơn nữa tôi phải có trách nhiệm làm sạch nơi mà mình sử dụng. Khi lớn lên, khái niệm của một học sinh về những gì tạo nên không gian xung quanh chúng vượt ra ngoài một lớp học. Bao gồm một khu phố, thành phố và đất nước.”

quốc gia sạch nhất thế giới 4

Dọn dẹp là một phần thói quen của chúng tôi. Hơn nữa tôi phải có trách nhiệm làm sạch nơi mà mình sử dụng

Sự sạch sẽ của người Nhật Bản nổi tiếng khắp thế giới qua nhiều câu chuyện. Như câu chuyện các cổ động viên bóng đá Nhật nhặt rác ở sân vận động sau trận World Cup 2014 ở Brazil; hay ở Nga năm 2018. Các cầu thủ Nhật cũng rời phòng thay đồ mà không để lại một cọng rác nào. Priscilla Janssens, một quan chức FIFA, gọi đây là “tấm gương” cho tất cả các đội bóng khác.

Khoảng 8h sáng mỗi ngày, nhân viên văn phòng có thói quen dọn dẹp đường phố nơi họ làm việc. Trẻ em cũng tham gia các hoạt động dọn dẹp hàng tháng, như nhặt rác trên đường phố gần trường học. Các khu phố cũng tổ chức sự kiện vệ sinh thường xuyên đến nỗi không có nhiều rác để nhặt. Bởi mọi người thường mang rác về nhà.

Sạch sẽ xuất phát từ điều kiện tự nhiên và giáo lý nhà Phật

Sự sạch sẽ của người Nhật nảy sinh từ những mối quan tâm thực tế. Trong môi trường nóng ẩm ở đất nước này, thức ăn sẽ nhanh chóng bị ôi thiu; vi khuẩn phát triển mạnh, sâu bọ rất nhiều. Vì vậy, giữ gìn vệ sinh là điều cần thiết để có sức khỏe tốt.

Nhưng sâu xa hơn, sạch sẽ là một phần của giáo lý nhà Phật. Khi Thiền xuất hiện trong đạo Phật ở Nhật và Trung Quốc vào các thế kỷ 12 và 13, những công việc hàng ngày như dọn dẹp và nấu ăn cũng được coi là các bài học về tâm linh, không khác gì thiền định.

“Tất cả các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, bao gồm cả ăn uống và dọn dẹp được xem như là sự tu tập. Rửa sạch bụi bẩn cả về thể chất và tinh thần đóng vai trò quan trọng trong việc tập luyện hàng ngày”, nhà sư Eriko Kuwagaki tại chùa Shinsho ở Fukuyama, Hiroshima cho biết.

Trong cuốn sách về Trà đạo của Okakura Kakuro năm 1906, ông viết rằng trong căn phòng nơi diễn ra các nghi thức trà đạo, tất cả mọi thứ đều phải sạch sẽ. Không một hạt bụi nào được tìm thấy ở góc tối nhất. Vì nếu bụi tồn tại thì chủ nhân sẽ không xứng làm chủ của buổi trà đạo đó.

Quan niệm này vẫn đúng cho tới ngày nay. Trước một buổi trà đạo tại quán Seifukan ở Hiroshima, trợ lý của ông chủ trà đạo mặc kimono. Người này cầm trên tay một cuộn băng dính màu nâu, quỳ xuống nhặt từng hạt bụi.

Nếu sống ở Nhật Bản – quốc gia sạch nhất thế giới, bạn sẽ sớm thấy mình hòa vào lối sống sạch sẽ ở đất nước này. Bạn sẽ ngừng hỉ mũi ở nơi công cộng; sử dụng chất khử trùng tay được đặt sẵn cho khách tại các cửa hàng, văn phòng; hay bạn sẽ biết cách phân loại rác trong mỗi gia đình thành 10 loại khác nhau trước khi tái chế – bình luận viên Steve John Powell và Angeles Marin Cabello của BBC nhận định.

Theo BBC 

Tiếp Thị Gia Đình 

Đừng bỏ qua