Vậy thì vì sao vừa ăn xong đã thấy đói? Hãy cùng tìm hiểu những nguyên nhân dưới đây để cải thiện tình hình nhé.
Ăn nhiều chất béo
Trong cơ thể của chúng ta, có sự tồn tại của một loại hormone có tên là leptin, loại hormone này có vai trò kiểm soát cơn đói bằng cách đi đến vùng dưới đồi của não bộ để tắt tín hiệu não cho rằng bạn đang đói-và chuyển tín hiệu ức chế sự thèm ăn.
Tuy nhiên hormone leptin này cũng được giải phóng khi cơ thể tiêu thụ nhiều chất béo. Khi lượng chất béo quá tải so với cơ thể đồng nghĩa với việc bị dư thừa leptin, đặc biệt ở những người béo phì.
Và khi lượng leptin quá tải thì cơ quan tiếp nhận ở vùng não bắt đầu bị tổn thương và không còn khả năng xử lý chính xác nữa, hiện tượng này còn gọi là kháng leptin. Chính vì vậy mà não bộ sẽ không nhận được thông báo dừng cảm giác đói và sự thèm ăn vẫn tiếp diễn. Điều này khiến bạn vừa ăn xong đã thấy đói.
Theo các nhà dinh dưỡng cho rằng, chỉ nên tiêu thụ khoảng 25% chất béo trên tổng số năng lượng của khẩu phần ăn mỗi ngày.
Uống nhiều nước ngọt
Theo một nghiên cứu của của Viện đại học Yale, Hoa Kỳ, uống nước ngọt có chứa đường fructose khiến cơn thèm ăn tăng lên đáng kể. Nguyên nhân là do đường fructose có thể đánh lừa não bộ về sự thèm ăn ngay cả khi dạ dày đang no.
Ăn quá nhanh
Khi bạn tiêu thụ thức ăn, bộ não cần khoảng 20 phút mới có thể bắt kịp với dạ dày. Tức là quá trình để leptin gửi tín hiệu cho não thông báo rằng bạn đã no và ức chế sự thèm ăn sẽ bắt đầu từ sau 20 phút.
Đặc biệt, nếu bạn ăn quá nhanh, sự chênh lệch về thời gian này càng tăng lên. Nhai kỹ và chậm không chỉ giúp não bộ nhận biết được độ no của dạ dày mà còn tốt cho hệ tiêu hóa, các chuyên gia khuyến cáo rằng, mỗi bữa ăn nên kéo dài ít nhất 30 phút để các phản ứng được phản ánh chính xác.
Thiếu ngủ trầm trọng
Thiếu ngủ và cảm giác đói nghe thì có vẻ không liên quan đến nhau nhưng các nhà nghiên cứu đã chứng minh rằng không ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, sẽ phải đối diện với tình trạng cân nặng tăng vọt.
Sở dĩ có điều này là bởi độ dài của giấc ngủ có sự tham gia điều tiết của hai hormone là leptin và grelin. Trong đó, grelin lại có vai trò làm gia tăng cảm giác thèm ăn, kích thích sự ngon miệng còn leptin thì ngược lại.
Thiếu ngủ trầm trọng làm cho leptin trong máu hạ xuống đáng kể. Khi leptin thấp sẽ không đủ để truyền tải thông tin rằng dạ dày đang no đến não vì thế mà kích thích ăn nhiều hơn mức mà cơ thể thực sự cần. Đây chính là nguyên nhẫn khiến bạn vừa ăn xong đã thấy đói.
Làm gì để chấm dứt tình trạng vừa ăn xong đã thấy đói?
• Ngủ đủ giấc
• Ăn nhiều thực phẩm giàu axit beo omega 3, omega 6 như cá hồi, cá thu, cá mòi, các loại hạt, rau xanh
• Tránh xa thực phẩm có đường nhân tạo, các loại đồ uống đóng chai
• Giành thời gian cho bữa ăn, không ăn quá nhanh
• Ổn định đường huyết
• Có chế độ tập luyện thể thao phù hợp
Các dấu hiệu cơ thể bị kháng Leptin
• Thèm ăn vặt thường xuyên
• Thường xuyên thèm ăn đồ ngọt và nước uống có chứa chất kích thích
• Bụng phệ
• Béo phì
• Không thể giảm cân
• Loãng xương
• Mệt mỏi sau ăn
Bài: Mai Anh Lê
Tiếp Thị Gia Đình