1. Ga trải giường
Vệ sinh vật dụng gia đình cần khởi đầu từ chính chiếc ra trải giường. Bởi lẽ tất cả mọi thứ từ các tế bào chết, mồ hôi, bụi bẩn đều hằng ngày tích tụ vào đấy và gây nên mùi khó chịu, thậm chí là các bệnh về da cho bạn và cả gia đình. Lý tưởng nhất là bạn nên giặt sạch ga trải giường hàng tuần.
2. Khăn tắm
Khăn tắm nên được thay đổi sau mỗi 3-4 lần sử dụng. Một số người sẽ thắc mắc là tại sao cần phải thay khăn thường xuyên đến như vậy? Câu trả lời là vì việc này giúp cho cơ thể chúng ta được sạch sẽ, thơm tho. Và quan trọng hơn cả là ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trong điều kiện ẩm ướt.
3. Bồn vệ sinh
Các chuyên gia đề nghị bạn làm sạch bồn vệ sinh mỗi tuần một lần. Bạn có thể rót 1/2 chén giấm trắng và 1/4 chén thuốc tẩy vào bồn vệ sinh, ngâm trong một vài phút, sau đó cọ rửa bằng bàn chải rồi dội sạch.
4. Giẻ lau chén
Bạn nghĩ rằng chiếc khăn lau chén của mình ít bị nhiễm khuẩn vì chén bát đã được rửa sạch? Thế nhưng, sự thật thì đã có rất nhiều loại vi khuẩn và virus có khả năng gây nguy hiểm đã được thu thập vào trong đó. Muốn vệ sinh vật dụng gia đình thì phải vệ sinh chính chiếc khăn lau chén trước. Hãy giặt sạch khăn lau chén hàng tuần để ngăn chặn các loại vi khuẩn có thể tồn tại trong nhà bếp, chén bát và có nguy cơ nhiễm vào thức ăn của bạn.
5. Kẽ gạch trong nhà vệ sinh
Bên cạnh nguyên nhân môi trường ẩm ướt, thiếu nắng, đường kẽ gạch còn thường xuyên bị bám bẩn bởi dầu gội, xà phòng… Đó là điều kiện thuận lợi cho nấm mốc phát triển. Để làm sạch các đường kẽ gạch này, bạn có thể pha 10 phần nước với 1 phần thuốc tẩy rồi dùng bàn chải lông mịn chà rửa mỗi tháng 1 lần.
6. Thảm chùi chân
Bụi bẩn, vi khuẩn chắc chắn thường tập trung trong thảm và từ đó lan ra khắp nhà. Để ngăn chặn mầm bệnh có thể lây lan từ thảm, bạn nên dùng máy hút bụi hút sạch bề mặt thảm hàng tuần, giặt sạch và phơi dưới trời nắng to.
7. Chậu rửa trong nhà bếp
Cũng như các vật dụng trong gia đình khác, vi khuẩn tích tụ nhiều ở bên trong và xung quanh bồn rửa nhà bếp.
Để làm sạch, đầu tiên bạn hãy xả bằng nước sôi. Sau đó chà rửa lại bằng hỗn hợp gồm giấm, nước nóng và baking soda. Cách làm này sẽ diệt sạch vi khuẩn và khử mùi rất hiệu quả. Bạn nhớ thực hiện hàng tuần và hàng tháng.
8. Lò vi sóng
Nơi bạn cần làm sạch trước tiên chính là dĩa quay. Hãy ngâm chúng trong nước sôi có pha nước rửa chén qua một đêm.
Trong khi đó, phun dung dịch vệ sinh vào bên trong lò và cả cánh cửa, rồi cũng để qua đêm, trước khi làm sạch lại bằng giẻ mềm. Thưc hiện đều đặn mỗi 6 tháng.
9. Tủ lạnh
Tủ lạnh gia đình nên được làm sạch định kỳ mỗi 3 tháng. Trước tiên, hãy dọn tất cả thức ăn trong tủ ra ngoài. Sau đó, khử mùi các kệ với dung dịch soda và nước.
10. Cầu thang và tay nắm
Vệ sinh vật dụng gia đình không chỉ nằm ở các đồ dùng mà ngay cả cầu thang, tay nắm cửa… cũng phải được làm sạch. Bụi bẩn và vi khuẩn tập trung rất nhiều ở khu vực này. Vì thế, hãy thường xuyên lau dọn mỗi tuần một lần, không chỉ các bậc thang, mà còn cả ở tay nắm.
11. Nệm
Có thể bạn không tin, nhưng nệm lại là nơi làm sạch khá dễ dàng. Trước tiên, hãy gỡ bỏ toàn bộ ga trải giường và dùng máy hút bụi hút sạch bụi bẩn trên nệm.
Sau đó lau sạch các vết bẩn bằng một miếng vải ẩm có pha dầu gội, cẩn thận để nệm không bị ướt. Nhớ thực hiện vệ sinh mỗi 6 tháng một lần.
12. Máy giặt và máy sấy
Máy giặt có thể làm sạch quần áo của chúng ta, nhưng chúng có thể bị nhiễm khuẩn nặng nề từ quần áo, đặc biệt sau khi giặt đồ lót. Loại vi khuẩn thông dụng có thể đến là E.Coli. Vì thế, trong khâu làm vệ sinh vật dụng gia đình, không thể quên làm sạch chiếc máy giặt, máy sấy ngay khi dùng xong. Có thể dùng nước nóng và thuốc tẩy cho các máy móc này.
13. Túi xách và ví tiền
Cũng như khi làm vệ sinh vật dụng gia đình khác, ví tiền và bên trong túi xách cũng là một nơi sinh sản đáng sợ của các loại vi khuẩn, vi trùng và thậm chí cả E. Coli.
Vì thế, hãy lau dọn toàn bộ những thứ đựng trong túi xách mỗi tuần một lần bằng khăn lau khử trùng hoặc khăn lau em bé. Nếu túi bằng chất liệu vải, hãy giặt sạch khi trời nắng to và phơi thật khô.
Bài: Hân Thái
Tiếp Thị Gia Đình