Trước tác động xấu của thời tiết và môi trường đối với sức khỏe, nón bảo hiểm và khẩu trang trở thành vật bất ly thân của nhiều người khi ra đường. Thế nhưng, nếu chỉ trang bị mà không chú ý vệ sinh nón bảo hiểm và khẩu trang, những “tấm khiên” này cũng chẳng thể trở thành vệ sĩ thực sự cho sức khỏe của bạn.
Vệ sinh nón bảo hiểm và khẩu trang quan trọng thế nào?
Nón bảo hiểm: “oan gia” của da đầu và tóc
Khi mua nón bảo hiểm, đa số chúng ta thường quan tâm đến kiểu dáng, mẫu mã và chất lượng mà không hề chú ý đến việc vệ sinh nón như thế nào để đảm bảm an toàn tuyệt đối trong quá trình sử dụng. Nón bảo hiểm có kết cấu khá dày, cứng và kín để bảo vệ vùng đầu và hộp sọ, nhưng lại không hề lý tưởng để giữ gìn vệ sinh da đầu và tóc. Giữa thời tiết nóng ẩm đi kèm nhiều bụi bẩn và vi khuẩn trong không khí, việc đội nón bảo hiểm thường xuyên sẽ kích thích tình trạng tiết mồ hôi và bã nhờn ở da đầu, tạo điều kiện cho gàu và nấm xuất hiện.
Theo các chuyên gia da liễu, những ai đã mắc sẵn các bệnh ngoài da ở đầu như viêm nang lông, á sừng hoặc dị ứng ở vùng trán, cằm thì sự hầm bí khi đội nón bảo hiểm sẽ dễ gây nhiễm trùng, ngứa, nổi mẩn đỏ… Nếu bạn đội nón bảo hiểm khi tóc ướt hoặc có nhiều mồ hôi, các loại nấm và vi khuẩn cũng sẽ dễ sinh sôi và gây nên tình trạng nấm tóc, rụng tóc, gàu, ngứa… rất bất tiện và khó chịu.
Khẩu trang: Lợi nhiều, hại cũng chẳng ít
Tình trạng khói bụi và ô nhiễm bắt buộc chúng ta phải trang bị khẩu trang cho mình khi ra đường. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người vẫn chỉ đeo khẩu trang… cho có để che nắng, chắn bụi mà quên đi mục đích chính của vật dụng này vẫn là để phòng chống các bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp.
Khẩu trang giúp người bệnh ngăn vi trùng được phóng thích ra môi trường qua ho hoặc hắt hơi và ngược lại, ngăn chặn vi trùng từ môi trường xâm nhập vào cơ thể. Tuy nhiên, đa số các loại khẩu trang thông thường chỉ chắn được những loại bụi lớn, còn hạt bụi nhỏ, virus hoặc phân tử hóa chất vẫn có thể lọt qua những lỗ trống và đi vào cơ thể bằng đường thở. Bệnh nhân mắc bệnh cảm, sổ mũi, viêm xoang… nếu đeo đi đeo lại một khẩu trang nhiều lần, chất dịch dính ở khẩu trang sẽ tiếp tục phát tán vi khuẩn vào cơ thể, làm bệnh lâu khỏi hơn. Nguy hiểm hơn, nếu bạn vô tình đeo nhầm mặt ngoài thay vì mặt trong, khẩu trang sẽ trở thành một vật lợi bất cập hại vì toàn bộ vi khuẩn và bụi bẩn lúc này đã bị bạn hít ngược lại trở vào.
Làm sao đây, để tốt cho cả hai?
Nón bảo hiểm: Tùy thiết kế và thói quen sử dụng, bạn có thể làm sạch các bộ phận bên ngoài và loại bỏ vết bẩn, mùi hôi của lớp vải bọc bên trong bằng xà phòng, sau đó rửa lại bằng nước sạch và phơi khô. Ngoài giặt nón thường xuyên, bạn nên lót thêm một lớp vải rời khi đội nón để giữ cho đầu tóc luôn khô thoáng và sạch sẽ.
Khẩu trang: Cách vệ sinh tốt nhất vẫn là giặt sạch và thay mới mỗi ngày. Khi sử dụng, bạn tránh để khẩu trang bị ẩm ướt và cất giữ ở nơi sạch sẽ, thoáng mát, không để trong cốp xe với các vật dụng khác.
Bên cạnh đó, bạn còn có thể sử dụng bình xịt diệt khuẩn để vệ sinh nón bảo hiểm và khẩu trang. Cách làm sạch này tuy mới mẻ nhưng lại rất nhanh chóng, tiện lợi và đạt hiệu quả vệ sinh rất cao. Kích thước nhỏ gọn, vừa vặn để bỏ túi của bình xịt diệt khuẩn giúp bạn vệ sinh đồ dùng mọi lúc, mọi nơi.
Sản phẩm tiện dụng giúp bạn vệ sinh nón bảo hiểm và khẩu trang mọi lúc, mọi nơi
Klean+ là sản phẩm chai xịt diệt khuẩn cải tiến được TUV Đức và Vinacontrol chứng nhận diệt đến 99,99% vi trùng, vi khuẩn và nấm. Với kích thước nhỏ gọn, vừa vặn để bỏ túi và mang theo khi đi du lịch, Klean+ có khả năng làm sạch hiệu quả nón bảo hiểm, khẩu trang, vải vóc, mền gối… bất cứ lúc nào và bất cứ nơi đâu. Với chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên, không chứa hóa chất độc hại, Klean+ không chỉ giúp vệ sinh sạch sẽ vật dụng hàng ngày mà còn loại bỏ nhanh chóng mùi hôi, để lại hương thơm dễ chịu. Klean+ có 3 mùi hương cho bạn lựa chọn là lavender, bạc hà và bưởi.
Website: www.kleanplus.vn; www.facebook.com/kleanplusinfo.
Bài: Lê Lộc
Tiếp Thị Gia Đình