Tuy nhiên, do vắc xin Quinvaxem (5,5 triệu liều) được sử dụng nhiều gấp 25 đến 27 lần vắc xin dịch vụ (200.000 liều) dẫn đến số vụ tai biến do Quinvaxem được ghi nhận nhiều hơn.
Theo tiến sỹ Trần Đắc Phu, cục trưởng Cục Y tế dự phòng, kết quả ghi nhận các bệnh nhân đã tiêm vắc xin dịch vụ Pentaxim gặp tác dụng phụ như khóc nhiều, dai dẳng chiếm 5,3%, nôn ói chiếm 16%. Tỷ lệ gần như tương đương với các loại vắc xin khác, trong đó có Quinvaxem.
Hiện tại, Bộ Y tế vẫn thường xuyên công khai, minh bạch các thông tin về phản ứng phụ sau khi tiêm các loại vắc xin, bao gồm cả Quinvaxem và Pentaxim. Trong trường hợp có tử vong sau tiêm vắc xin, Bộ Y tế đều lập tức yêu cầu Hội đồng tiến hành kiểm tra, đưa ra đánh giá, kết luận.
Ngày 28-12, phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam yêu cầu cần các cơ quan y tế tăng cường tuyên truyền để người dân hiểu đúng về vắc xin 5 trong 1 Quinvaxem và vắc xin dịch vụ Pentaxim, nhằm tránh trường hợp người dân bỏ tiêm Quinvaxem trong chương trình tiêm chủng mở rộng để chờ đợi vắc xin dịch vụ.
Việt Nam đang đối mặt với tình trạng khan hiếm trầm trọng vắc xin dịch vụ. Hiện cả nước có hơn 12.000 điểm tiêm chủng từ trạm y tế xã trở lên, tuy nhiên điểm tiêm chủng vắc xin dịch vụ Pentaxim chỉ có gần 200 điểm.
Chính phủ cần phải tiến tới thống nhất một cơ chế tiêm chủng, cho phép tất cả các cơ sở đều có thể tiêm chủng tất cả các loại vắc xin. Tiến sỹ Đắc Phu cho biết thêm, hiện nay có hơn 30 loại vắc xin phòng các bệnh khác nhau nhưng chương trình “Tiêm chủng mở rộng” mới chỉ miễn phí 10 loại. Do đó, chương trình tiêm chủng vắc xin dịch vụ là cơ hội để người dân tiếp cận được nhiều loại vắc xin phòng bệnh hơn.
Tiếp Thị Gia Đình