Trong cuộc chạy đua tìm ra vắc xin Covid-19, các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc đã thực hiện nghiên cứu trên khỉ. Kết quả cho thấy nhiều dấu hiệu tích cực. Ngoài ra, những mũi vắc xin đầu tiên cũng đã được thử nghiệm trên người tại Mỹ.
Thí nghiệm trên khỉ Rêzut
Trang South China Morning Post đưa tin, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nghiên cứu trên khỉ để tìm ra vắc xin cho Covid-19. Họ đã cho bốn con khỉ Rêzut phơi nhiễm virus. Các con vật bắt đầu có triệu chứng 3 ngày sau đó. Chúng chúng bị sốt, khó thở, chán ăn và sụt cân. Đến ngày thứ 7, virus lan toàn thân của một con khỉ. Nhóm nghiên cứu đã bơm thuốc để nó an tử. Sau đó mổ xác và phát hiện virus đã lan từ mũi cho đến bàng quang và phá hoại mô phổi. Trong khi đó, 3 con còn lại dần bình phục.
Một tháng sau, kết quả xét nghiệm của 3 con khỉ này âm tính. Ảnh chụp X-quang cho thấy các cơ quan nội tạng của chúng đã hoàn toàn hồi phục. Sau đó, 2 con lại được tiếp tục cho phơi nhiễm virus. Bằng cách tiêm virus qua miệng. Nhưng thân nhiệt của chúng chỉ tăng nhẹ. Không có triệu chứng gì bất thường. Ngược lại, nồng độ kháng thể của chúng lại rất cao. Chứng tỏ hệ miễn dịch của chúng đã sẵn sàng để chống lại bệnh. Đây là thông tin quý giá trong công cuộc tìm ra vắc xin Covid-19.
Niềm hy vọng mới cho vắc xin Covid-19
Việc những con khỉ này có kháng thể chống lại SARS-CoV-2 được xem là niềm hy vọng mới cho việc nghiên cứu vắc xin Covid-19. Bởi khỉ là loài linh trưởng có bộ gen gần giống với con người nhất. Nhóm nghiên cứu cho rằng những người dương tính trở lại có thể là do nhiều yếu tố khác. Có thể đó là kết quả dương tính giả chứ chưa hẳn là người bệnh bị tái nhiễm.
Giáo sư Chung Nam Sơn tại Trung Quốc cho biết, những bệnh nhân đã hồi phục có mức kháng thể cao hơn. Vì thế họ khó có thể bị nhiễm virus lần nữa.
Tuy vậy, các nhà nghiên cứu vẫn tỏ ra thận trọng. Vì cơ thể con người có thể cho phản ứng khác. Những bệnh nhân hồi phục sau khi nhiễm SAR-CoV-2 vẫn nên cách ly thêm 2 tuần để tránh nguy cơ tái nhiễm. Bởi hiện tại các nhà khoa học vẫn chưa có nhiều thông tin để tạo ra vắc xin Covid-19. Cũng như hiểu rõ về nguồn gốc của virus chủng mới này.
Người đầu tiên trên thế giới thử nghiệm vắc xin Covid-19
Cũng trong cuộc chạy đua tìm ra vắc xin Covid-19, 4 trong 45 tình nguyện viên tại Mỹ đã được tiêm những mũi đầu tiên. Mỗi tình nguyện viên sẽ được tiêm 2 mũi. Mỗi mũi cách nhau 1 tháng. Đây là giai đoạn 1 trong cuộc thử nghiệm lâm sàng nghiên cứu tính an toàn của loại vắc xin Covid-19 tiềm năng. Nghiên cứu này được thực hiện tại Viện nghiên cứu Kaiser Permanente ở bang Washington, Mỹ.
Việc thử nghiệm vắc xin Covid-19 này diễn ra 65 ngày sau khi các nhà khoa học Trung Quốc chia sẻ dữ liệu về bộ gen của virus SARS-CoV-2. Đây là thời gian nhanh kỷ lục trong việc điều chế vắc xin. Nếu chứng tỏ được tính an toàn thì vắc xin này sẽ được sử dụng đại trà trong 12 – 18 tháng nữa.
Theo lời của người thử nghiệm đầu tiên – cô Jennifer Haller, cô cảm thấy rất tự hào và biết ơn khi được làm điều này. Cô biết rằng có thể sẽ có những tác dụng phụ hoặc những kết quả mà con người chưa biết tới. Nhưng cô vẫn sẵn sàng tham gia nghiên cứu. Cô và 44 tình nguyện viên còn lại đều phải đo thân nhiệt mỗi ngày. Và sẽ được tiêm mũi thứ 2 trong vòng 4 tuần nữa.
Tiếp Thị Gia Đình
Theo: South China Morning Post & MSNBC