Thế giới có hai loại người, bạn là người thích uống nước ấm hay nước lạnh?

Các chuyên gia về sức khỏe vẫn thường khuyến khích chúng ta uống nước ấm hoặc nước sôi để nguội hơn là nước lạnh. Nhưng liệu như vậy có phải chỉ nước ấm mới có lợi còn nước lạnh thì không?

Sống giữa khí hậu nhiệt đới quanh năm nóng ẩm, người Việt thường có thói quen uống nước lạnh hơn là nước ấm thông thường. Các chuyên gia về sức khỏe vẫn thường khuyến khích chúng ta uống nước ấm hoặc nước sôi để nguội hơn là nước lạnh. Nhưng liệu có phải chỉ nước ấm mới có lợi còn nước lạnh thì không? Đâu mới là câu trả lời chính xác cho thắc mắc bấy lâu nay: “Uống nước ấm hay nước lạnh?”

Uống nước ấm hay nước lạnh?

#TeamNướcẤm

shutterstock_155681666 [Converted]

1. Chữa viêm xoang
Uống nước ấm là cách hiệu quả để làm sạch các chất nhầy bị tắc nghẽn bên trong xoang gây nên tình trạng nghẹt mũi. Với người bị ho, uống nước ấm giúp loại bỏ đờm, làm dịu cơn đau cổ họng gây ra bởi các cơn ho dai dẳng. Nước ấm cũng là liều thuốc hữu hiệu khi bạn bị cảm, giúp bạn mau chóng khỏi bệnh.

2. Thải độc
Thói quen ăn uống và sinh hoạt hằng ngày vô tình nạp vào cơ thể không ít các chất độc. Nước ấm có tác dụng rất tốt trong việc hỗ trợ thận đào thải các độc tố này ra khỏi cơ thể. Uống nước ấm kích thích cơ thể đổ mồ hôi, giúp giải nhiệt cơ thể. Đồng thời, nước ấm cũng giúp lọc sạch máu, cải thiện quá trình tiêu hoá và trao đổi chất trong cơ thể.

3. Giảm đau
Ít người biết rằng nước ấm có tác dụng giảm đau rất tốt. Ngoài làm dịu cơn đau do chuột rút, căng cơ, vận động quá sức… xảy ra ở bên ngoài, nước ấm còn hỗ trợ tuần hoàn máu đến các cơ và mô bên trong cơ thể. Các chứng đau thường gặp như đau dạ dày, nhức đầu, đau khớp đều có thể thuyên giảm tức thời bằng cách uống một ly nước ấm.

4. Hỗ trợ tiêu hoá
Nước ấm có khả năng kích hoạt và cải thiện hiệu suất của hệ tiêu hoá. Uống nước ấm giúp dạ dày dễ dàng chuyển hoá các thức ăn dầu mỡ, đồng thời làm mềm các thức ăn khô và rắn để đảm bảo hoạt động của ruột. Mọi chuyên gia dinh dưỡng đều khuyên chúng ta uống ngay một ly nước ấm ngay sau khi thức dậy vào buổi sáng, việc làm này giúp thúc đẩy chuyển động ruột và kích hoạt hệ thống tiêu hoá cho một ngày mới.

5. Chống lão hoá
Nước là yếu tố cần thiết trong quá trình thải độc và hydrate hóa, giúp đẩy lùi các dấu hiệu lão hoá, cho làn da đầy đặn, mịn màng và trông trẻ trung hơn. Uống nước ấm giúp thanh lọc cơ thể và sửa chữa các tế bào biểu bì, làm tăng độ đàn hồi của da.

6. Giảm cân
Nước ấm làm tăng nhiệt độ cơ thể, đồng nghĩa với việc tỷ lệ trao đổi chất cũng cao hơn, đốt cháy nhiều calo hơn. Uống một ly nước ấm với vài giọt nước chanh sẽ giúp bạn loại bỏ các chất béo có hại trong cơ thể, chất xơ pectin trong nước chanh còn có tác dụng chống thèm ăn, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình giảm cân và ăn kiêng.

uong-nuoc-am-co-loi-cho-suc-khoe-hinh-anh-shutterstock-284443175

Bạn thích uống nước ấm hay nước lạnh? Hãy lựa chọn thật khôn ngoan trước khi quyết định!

#TeamNướcLạnh

shutterstock_155681666 [Converted]

So với nước nóng thì tác động tích cực của nước lạnh đối với cơ thể hầu như không nhiều. Một trong những lợi ích dễ thấy nhất của nước lạnh chính là làm mát cơ thể. Người dân sống ở các vùng có điều kiện khí hậu nóng ẩm dễ bị cảm sốt. Khi thân nhiệt tăng cao, uống nước lạnh là biện pháp cực kỳ hữu hiệu giúp cơ thể giảm nhiệt độ. Nước lạnh được cơ thể hấp thu với tốc độ nhanh hơn nhiều so với nước nóng. Vì thế, các vận động viên hoặc người lao động nặng nhọc thường uống nước với đá viên hoặc ướp lạnh để nhanh chóng cân bằng nhiệt lại cho cơ thể. Song, thực tế cho thấy không cần phải là nước lấy ra từ tủ lạnh mới có thể giải nhiệt, một ly nước mát với nhiệt độ vừa phải là đã đủ để làm mát cơ thể.

Bạn thích uống nước ấm hay nước lạnh? Thật khó để tìm được lợi ích của nước lạnh, nhưng tác hại thì hoàn toàn có thể thấy rõ qua minh chứng khoa học từ các chuyên gia y tế:

1. Nước lạnh làm co các mạch máu khiến lưu lượng máu tuần hoàn khắp cơ thể bị giảm đi đáng kể, đồng thời ảnh hưởng đến hoạt động của cơ bắp.
2. Nước lạnh cản trở quá trình tiêu hóa, khiến cơ thể thiếu hụt năng lượng cần thiết để điều chỉnh nhiệt độ cơ thể.
3. Uống nước lạnh sau khi ăn tạo ra các chất nhầy dư thừa tích tụ trong cơ thể, làm hạn chế chức năng của hệ miễn dịch, khiến cơ thể dễ mắc bệnh.

Với chiến thắng áp đảo nước lạnh nhờ những lợi ích về sức khoẻ, nước ấm chính là câu trả lời đúng đắn cho câu hỏi: “Uống nước ấm hay nước lạnh?”. Hãy bắt đầu tập cho mình thói quen uống nước vì một cơ thể khoẻ và đẹp ngay từ hôm nay, nàng nhé!

Bài: Lê Lộc
Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua