Nhiều người hay có thói quen uống cà phê trước bữa sáng; ngay khi thức dậy, lúc bụng rỗng vào buổi sáng. Thế nhưng, các nhà nghiên cứu đã cho thấy rằng thói quen này vô cùng tai hại.
Uống cà phê trước bữa sáng: Phá vỡ nhịp sinh học
Ai cũng nghĩ rằng; uống cà phê vào sáng sớm sẽ tỉnh táo hơn. Nhưng trên thực tế, các nhà nghiên cứu cho biết; uống cà phê khi bụng đói; sẽ khiến nhịp đồng hồ sinh học trong cơ thể bị phá vỡ.
Khi bạn thức dậy, một loại hormone cortisol sẽ được tiết ra; với liều lượng đủ để bạn cảm thấy tỉnh táo và tràn đầy sinh lực. Nếu uống cà phê khi chưa ăn sáng sẽ làm giảm tiết cortisol; từ đó đồng hồ sinh học bị xáo trộn; và thay vì tỉnh táo hơn, bạn lại cảm thấy buồn ngủ và mệt mỏi; dần dà cảm giác ấy khiến bạn nghĩ rằng mình phải uống cà phê thì mới tươi tỉnh lại được.
Uống cà phê trước bữa sáng: Tăng lo lắng, hồi hộp
Tiến sĩ Adam Simon, giám đốc y tế của trang Pushdoctor.co.uk (Anh); cho biết; thói quen uống cà phê lúc dạ dày rỗng sẽ làm tăng cảm giác lo lắng, hồi hộp; và dễ khiến tâm trạng trở nên tiêu cực.
Thậm chí, nếu ly cà phê của bạn quá nhiều và quá đậm đặc; nhịp tim sẽ tăng lên, gây khó chịu và nôn nao trong người. Lúc này, nếu bạn đang có việc quan trọng như phỏng vấn, thi cử, thuyết trình;… kết quả có thể sẽ không như mong muốn.
Uống cà phê trước bữa sáng: Giảm khả năng tập trung
Nghe thì có vẻ ngược đời; nhưng thực sự, uống cà phê lúc bụng rỗng có thể làm giảm khả năng tập trung.
Lúc này, dạ dày của bạn đang bị các a-xít gây cồn cào, khó chịu, tâm trạng thì hồi hộp, lo lắng, nhịp tim đập nhanh. Vì thế, cũng không quá khó hiểu khi điều này gây ảnh hưởng không ít đến hiệu quả làm việc của đầu óc, dẫn đến việc bạn khó tập trung, khiến hiệu quả làm việc kém.
Đó chính là lý do vì sao các nhà nghiên cứu khuyên chúng ta không nên uống cà phê trước giờ thi, dù bụng đã no hoặc đang đói, vì nó sẽ gây phân tâm cho não bộ, khiến bạn khó tập trung làm bài.
Uống cà phê trước bữa sáng: Hại dạ dày
Uống cà phê vào lúc bụng rỗng có thể gây sốc nghiêm trọng cho hệ tiêu hóa, nhất là dạ dày. Bởi khi cà phê được nạp vào cơ thể, dạ dày sẽ khởi động tiết nhiều a-xít hơn. Trong khi trước đó, dạ dày vẫn chưa được nạp thức ăn để tiêu hóa nên chính lượng a-xít tiết ra dư thừa này sẽ quay lại bào mòn lớp lót dạ dày, khiến dạ dày dễ bị viêm loét hơn.
Triệu chứng điển hình bạn có thể cảm nhận được là khó tiêu, xót ruột, ợ nóng… lâu dần sẽ dẫn đến căn bệnh đau viêm dạ dày nguy hiểm và khó chữa.
Không uống cà phê trước bữa sáng, vậy thì uống khi nào mới tốt?
– Để cà phê phát huy tác dụng tích cực cho cơ thể, các nhà nghiên cứu khuyên thay vì uống cà phê vào lúc bụng rỗng ngay sau khi thức dậy, bạn nên uống cà phê vào giữa buổi sáng, sau khi ăn sáng khoảng 1 giờ.
– Ngoài thời điểm giữa buổi sáng, bạn cũng có thể thưởng thức cà phê vào buổi xế chiều (khoảng 2–3 giờ chiều). Đây là thời điểm cơ thể bắt đầu mệt mỏi hay buồn ngủ, bạn cần tỉnh táo ngay tức thì để trở lại làm việc.
– Hạn chế uống cà phê sau 4 giờ chiều, bởi tác dụng của cà phê có thể kéo dài đến 6 tiếng sau khi uống, nên nếu uống cà phê càng trễ, giấc ngủ vào ban đêm của bạn càng bị ảnh hưởng.
– Nếu muốn hưởng tối đa các lợi ích của cà phê (tỉnh táo, minh mẫn, ngăn ngừa cao huyết áp, đột quỵ, tiểu đường, ung thư…) thì tốt nhất, mỗi ngày bạn chỉ nên tiêu thụ 1–2 tách nhỏ hoặc 1 ly lớn, đồng thời hạn chế dùng thêm đường hoặc sữa.