Dự báo về tuổi thọ trung bình của con người dựa trên những tiến bộ của khoa học kỹ thuật mà y học đã điều trị cho các bệnh liên quan đến tuổi già như mất trí nhớ, ung thư và cả việc điều chế ra những loại thuốc có tác dụng ngăn chặn lão hoá.
Theo một nghiên cứu được đăng tải trên trang Newser, hai giáo sư sinh học S. Jay Olshansky từ Đại học Chicago (Mỹ) và Stephen Austad từ Đại học Alabama đang nghiên cứu một loại thuốc làm chậm quá trình lão hóa của con người. Loại thuốc này có chứa metformin thường được kê cho bệnh nhân tiểu đường tuýp 2.
Khi thử nghiệm loại thuốc này trên chuột, nó đã làm tăng 20-25% tuổi thọ loài chuột và được kỳ vọng sẽ đem lại tác dụng tương tự ở người.
Giáo sư sinh học Austad tin tưởng rằng, đến năm 2150, sẽ có người sống đến 150 tuổi. Trái lại, ông Olshansky lại cho rằng điều này khó mà thành hiện thực. Ông Olshansky cho biết, người thọ nhất thế giới, bà Jeanne Calment (Pháp) cũng chỉ sống được tới 122 tuổi và qua đời từ năm 1997.
Cụ bà Nguyễn Thị Trù, người được Tổ chức Kỷ lục Guinness thế giới công nhận là người cao tuổi nhất hiện nay cũng đã qua đời ở 123 tuổi vào hôm 12/7/2016. Như vậy, tính đến nay, 123 tuổi đang là tuổi thọ cao nhất của con người trên thế giới.
Việc tuổi thọ trung bình của con người tăng thêm 25-30 năm sẽ ảnh hưởng đến nhiều vấn đề như cấu trúc gia đình, nghề nghiệp, y tế, kinh tế…
Lượng người già tăng lên đồng nghĩa với việc gia tăng áp lực đến y tế và hệ thống trợ cấp lương hưu, chi phí ngân sách phục vụ cho an sinh xã hội của các quốc gia tăng lên đáng kể. Điều này cũng khiến cơ cấu dân số trong độ tuổi lao động giảm đi, kéo theo cơ cấu nghề nghiệp thay đổi và gánh nặng kinh tế cho người trẻ cũng cao hơn…
Bài: Nguyễn Duyên
Tiếp Thị Gia Đình