Việc có nhiều người trẻ tử vong vì Covid-19 là câu hỏi hóc búa cho những nhà khoa học. Họ cũng đang tìm hiểu vì sao Covid-19 chỉ gây ra triệu chứng nhẹ đối với một số người. Nhưng lại khiến mạng sống của nhiều người khác trong tình trạng nguy kịch. Dù cho bệnh nhân đó có bệnh lý nền hay không.
Một vài giả thuyết được đưa ra
Một vài nhà nghiên cứu tin rằng số lượng virus trong người bị nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến triệu chứng bệnh. Theo đó, càng nhiều virus thì tình trạng bệnh sẽ càng nặng. Số khác lại tranh cãi rằng đó có thể là do sự mẫn cảm di truyền. Nói cách khác, có những người có cấu trúc gen khiến họ trở nên yếu hơn khi virus lan truyền khắp cơ thể.
Theo tạp chí Science, các nhà khoa học đang phân tích và so sánh DNA của những bệnh nhân. Đối tượng so sánh là người bị nhiễm Covid-19 nặng với những người mắc bệnh nhẹ. Hoặc những người hầu như không có triệu chứng. Sự khác biệt có thể nằm ở các gen hướng dẫn tế bào người xây dựng một thụ thể có tên là ACE2. Mà SARS-CoV-2 dựa vào thụ thể này để xâm nhập tế bào.
Nhà miễn dịch học Philip Murphy thuộc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ cho biết, các biến thể gen ACE2, vốn làm thay đổi thụ thể, có thể khiến virus dễ dàng hơn hay khó khăn hơn trong việc thâm nhập vào tế bào phổi.
Bên cạnh đó, một nghiên cứu sơ bộ của Trung Quốc cho biết có thể là sự khác nhau giữa các gen hỗ trợ phản ứng miễn dịch của cơ thể đối với virus của mỗi người. Hoặc những người có nhóm máu đặc biệt mang đặc điểm di truyền bảo vệ họ khỏi bệnh tật.
Hội chứng giải phóng cytokine khiến nguy cơ tử vong vì Covid-19 cao hơn
Hội chứng giải phóng cytokine cũng là nguyên nhân khiến nhiều người trẻ tuổi tử vong vì Covid-19. Ở Việt Nam có một trường hợp bệnh tình diễn biến nặng vì hội chứng này là bệnh nhân 91.
Hội chứng giải phóng Cytokine là hiện tượng hệ miễn dịch phản ứng quá mạnh. Khiến các cơ quan trong cơ thể bệnh nhân Covid-19 có thể gục ngã vì chính hệ miễn dịch của mình. Y học hiện vẫn chưa lý giải được nguyên nhân của hiện tượng này.
Tiến sĩ Randy Cron – chuyên gia về Hội chứng giải phóng cytokine tại Đại học Alabama, Anh, cho biết hiện tượng này có thể xảy ra đối với bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Trong một số trường hợp, ở khoảng 15% số người mắc bệnh truyền nhiễm, hệ thống miễn dịch vẫn làm việc ngay cả sau khi virus không còn hoạt động nữa. Nó tiếp tục giải phóng cytokine khiến cơ thể trở nên mệt mỏi khi bị tấn công nhiều cơ quan. Bao gồm gan và phổi. Cuối cùng có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, tình trạng bệnh trở nên nặng hơn cũng có thể là do sự thiếu hụt chất surfactant. Đây là một chất quan trọng do cơ thể sản sinh ra. Nó cho phép phổi giãn nở và co bóp tốt hơn. Không có chất này, lá phổi sẽ trở nên cứng và khó co bóp. Đó có thể là lý do tại sao bệnh nhân vẫn không thể thở được dù sử dụng máy thở.
Tiếp Thị Gia Đình
Theo: The Guardian