Truyện kể: Suy nghĩ trước khi nói

Tại sao ông bà mình khuyên phải uốn lưỡi ba lần trước khi nói? Mẹ có thể dùng câu chuyện sau để giải thích cho bé hiểu và hướng dẫn bé cách cư xử khi giao tiếp nhé

Hôm ấy là một ngày đẹp trời, nắng dịu và mát mẻ. Một nhóm học sinh cỡ lớp 3–4 vừa tan trường tíu tít lên xe buýt và ngồi kín hết mấy hàng ghế liền nhau. Bọn trẻ lao xao hỏi nhau chuyện bài vở khi nãy mới làm kiểm tra và cười nói rộn ràng khiến cả xe cũng vui lây.

20150624_Kechuyenbenghe_2315_01Xe buýt chạy đến trạm kế tiếp thì có một phụ nữ đi cùng con trai bước lên ngồi ở hàng ghế song song với dãy ghế của nhóm học sinh. Cậu bé khoảng 7–8 tuổi, nét mặt khôi ngô, đáng yêu. Có điều lạ là cậu cứ mải mê nhìn xung quanh bằng cặp mắt sáng rỡ và không ngừng bày tỏ vẻ ngạc nhiên.

20150624_Kechuyenbenghe_2315_02

“Ôi mẹ, xe buýt chạy rồi và mọi thứ đang lùi lại đằng sau kìa! Hàng cây màu xanh cũng chạy lùi lại“, cậu bé vừa lắc tay mẹ vừa reo lên. Người mẹ mỉm cười: “Là xe buýt chạy tới khiến chúng ta cảm thấy thế chứ hàng cây vẫn đứng yên con ạ“.

20150624_Kechuyenbenghe_2315_05

Ngồi một lát, cậu bé phát hiện trên xe có cô bán trái cây. Cậu liền chỉ vào những quả ổi, bảo mẹ:

− Mẹ ơi, kia là quả gì mà nhìn ngon thế? Mẹ mua cho con ăn đi.

Người mẹ mua vài quả đưa cho con cầm rồi nói:

− Đây là quả ổi mà con vẫn thường ăn đấy. Lát về nhà rửa sạch rồi mẹ cắt cho con ăn nhé.

20150624_Kechuyenbenghe_2315_03

Nãy giờ, đám học sinh cứ tò mò nhìn cậu bé. Một cậu buột miệng nói với người mẹ:

− Sao con cô cứ hỏi linh tinh thế?

Người mẹ có vẻ không vui nhưng vẫn từ tốn đáp:

− Con trai cô bị mù từ lúc mới sinh và mới được phẫu thuật sáng mắt các cháu ạ.

20150624_Kechuyenbenghe_2315_04

BÀI HỌC: Lời nói vô ý có thể làm cho người nghe buồn lòng, vậy nên bé cần suy nghĩ trước khi nói nhé. Nếu gặp hiện tượng lạ như trong câu chuyện trên thì bé có thể hỏi khéo hơn, chẳng hạn như: “Sao bạn lại không biết quả ổi hả cô?”.

Mục Mẹ và con − Cho bé/Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua