Vì sao trị ho bằng mật ong tốt hơn thuốc Tây?

Mật ong từ lâu đã được sử dụng như một phương thuốc trị ho. Tác dụng của mật ong tương tự như các loại si-rô ho, hơn nữa còn ít gây tác dụng phụ nên an toàn cho trẻ em hơn dùng thuốc tây

Bài thuốc trị ho bằng mật ong đã được dùng từ xa xưa

Ho thông thường được xem là một dấu hiệu tốt cho thấy cơ thể đang đào thải những chất nhầy trong phổi. Tuy nhiên việc ho dai dẳng có thể gây khó chịu cho bạn, đặc biệt là vào ban đêm. Việc sử dụng các loại thuốc tây có thể mang đến những tác dụng phụ không mong muốn thì việc sử dụng mật ong trị ho sẽ an toàn hơn nhiều, đặc biệt là với trẻ em.

Khả năng chữa ho của mật ong

Nghiên cứu công bố trên tờ tạp chí nhi khoa Archives of Pediatrics and Adolescent Medicine vào 2007 cho thấy trẻ bị ho sử dụng một ít mật ong kiều mạch trước khi ngủ có giấc ngủ tốt hơn và ít ho hơn so với sử dụng các loại thuốc. Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu trên 105 trẻ bị ho ở độ tuổi 2-18 như sau:

1) Đêm đầu tiên chúng không dùng gì cả
2) Đêm thứ hai chúng được chia thành ba nhóm một sử dụng mật ong, một dùng si-rô ho, nhóm còn lại không dùng gì cả trước khi ngủ.

Kết quả cho thấy nhóm sử dụng mật ong cải thiện giấc ngủ và triệu chứng bệnh rõ rệt ngay sau lần đầu tiên sử dụng.

Dr. Paul Doering từ Đại học Florida cho biết mật ong có khả năng làm dịu niêm mạc hầu họng bị kích ứng, từ đó giúp giảm triệu chứng ho, tác dụng tương tự như khi sử dụng si-rô ho.

20151021_meovat_matong2Mật ong trị ho có tác dụng tương tự như si-rô ho

Cách trị ho bằng mật ong

– Chọn loại mật ong có màu đậm, ví dụ như mật ong kiều mạch. Nghiên cứu cho thấy mật ong màu đậm chứa nhiều chất chống oxi hóa hơn mật ong màu nhạt, do đó có tác dụng tốt hơn.

– Dùng trực tiếp không pha loãng 1-2 muỗng cà phê mật ong trước khi đi ngủ. Đối với trẻ em thì liều dùng là 1/2 – 1 muỗng cà phê.

– Nuốt từ từ mật ong xuống cổ họng.

Lưu ý: Các bác sỹ nhi khoa cũng khuyến cáo không nên sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi vì hệ tiêu hóa của trẻ còn yếu và mật ong chính là nguồn chứa bào tử C. botulinum. Khi trẻ ăn phải, bào tử nảy nở và sinh độc tố trong ruột gây ngộ độc.

Tiếp Thị Gia Đình

 

Đừng bỏ qua