Hormone tăng trưởng được tiết ra bởi tuyến yên, kích thích sự phát triển thể chất, tạo khối cơ bắp, giúp xương trưởng thành, điều hòa đường huyết và hệ miễn dịch. Trẻ có chiều cap khiêm tốn có hai nguyên nhân. Bên cạnh nguyên nhân bẩm sinh thì trẻ có thể vướng nguyên nhân mắc phải: bị u ở tuyến yên, bất thường mạch máu, chấn thương, viêm nhiễm (viêm màng não, nhiễm rubella bẩm sinh), phẫu thuật cắt bỏ tuyến yên, xạ trị…
Đặc điểm của bệnh là trẻ “lùn” cân đối, không có bất thường gì về xương, không bị biến dạng xương. Trẻ mắc bệnh này thường có mức độ tăng trưởng hằng năm ít hơn 4cm từ lúc hai tuổi đến khi dậy thì.
Nếu không được điều trị, chiều cao của bệnh nhân khó đạt trên 1,5m. Trước đây, do phương tiện chẩn đoán và điều trị hạn chế nên khả năng phát hiện thường rất muộn và điều trị không liên tục.
Bệnh nhân bị nghi ngờ mắc bệnh “lùn” do thiếu hormon tăng trưởng sẽ được làm xét nghiệm và các nghiệm pháp kích thích bài tiết hormon tăng trưởng, chụp MRI tuyến yên…
Nếu được điều trị sớm, trẻ thiếu hormone tăng trưởng vẫn có thể phát triển chiều cao bình thường.
Để phát hiện và điều trị sớm bệnh này cho con, bạn hãy tham gia câu lạc bộ Mẹ và bé với sự trình bày của tiến sỹ, bác sỹ Trần Quang Khánh, Trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, từ 8 đến 10 giờ sáng thứ Bảy ngày 5–9– 2015 tại Trung tâm Truyền thông – Giáo dục Sức khỏe TP. HCM, 59B Nguyễn Thị Minh Khai, Q. 1, TP. HCM.
Mục Sức khỏe/Tiếp Thị Gia Đình