Từ bỏ công việc mơ ước của nhiều người tại một doanh nghiệp nước ngoài; Trần Thị Hường quyết định trở về mảnh đất quê hương để khởi nghiệp; để cùng một nắng hai sương với bà con nông dân sản xuất; và gây dựng thương hiệu chùm ngây Việt Nam.
Sau hơn ba năm hoạt động, bên cạnh kênh phân phối online; các sản phẩm từ cây chùm ngây thương hiệu MoriS đã có mặt tại nhiều đại lý thực phẩm sạch; cũng như hội chợ hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam, đem lại doanh thu 2,4 tỷ đồng/năm. Đây là một con số đáng kể với doanh nghiệp tư nhân non trẻ hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp.
TTGĐ có dịp gặp gỡ CEO Trần Thị Hường vào những ngày tháng Ba. Ở độ tuổi 30, chị là một trong những CEO trẻ nhất trong lĩnh vực nông nghiệp.
Tăng giá trị cho nông nghiệp Việt
Từ ý tưởng nào chị Trần Thị Hường lại chọn phát triển sản phẩm từ cây chùm ngây; một loại cây mới chỉ được nhiều người Việt biết đến và sử dụng trong vài năm gần đây?
Khi mang thai đứa con thứ hai, tôi tình cờ biết tới chùm ngây; một loại cây dinh dưỡng rất tốt cho mẹ sau sinh và trẻ nhỏ. Tôi đã mua về trồng để chờ sau sinh sẽ sử dụng. Sau đó tôi có tham gia tổ chức từ thiện; và nhận thấy chính chùm ngây là loại cây mà Tổ chức Y tế Thế giới hay dùng; để tặng cho các khu vực nghèo đói để chủ động nguyên liệu dinh dưỡng.
Trong quá trình làm việc tại một công ty của Hàn Quốc; kết nối cho các doanh nghiệp Hàn Quốc mua nguyên liệu Việt Nam để sản xuất; tôi thấy họ mua nguyên liệu thô giá rất thấp về nước chế biến; và bán lại Việt Nam với giá thành rất cao.
Mong muốn làm điều gì đó cho nông nghiệp; giúp người nông dân không phải lo lắng trước bài toán “được mùa – rớt giá”; và tạo gia tăng giá trị cho một sản phẩm nông nghiệp Việt Nam; tôi thành lập công ty chuyên sản xuất, kinh doanh sản phẩm từ cây chùm ngây từ năm 2014.
Từ cây chùm ngây, chị Trần Thị Hường đã tạo nên được những sản phẩm chủ đạo nào?
Hiện nay, công ty hướng tới hai dòng sản phẩm chủ đạo; là sản phẩm chăm sóc sức khỏe và sản phẩm làm đẹp. Nhóm sản phẩm chăm sóc sức khỏe gồm viên nang; bột sấy lạnh và bột ngũ cốc chùm ngây. Nhóm sản phẩm làm đẹp với son màu, son dưỡng; dầu chùm ngây và xà bông chùm ngây. Các sản phẩm này đều được cấp chứng nhận Vệ sinh An toàn Thực phẩm; đạt chứng nhận về chất lượng dược phẩm của Bộ Y tế.
Trong các sản phẩm vừa kể, đâu là sản phẩm chị tâm đắc nhất?
Đối với mỗi sản phẩm trên thị trường; tôi và các đồng nghiệp trong công ty đều tìm hiểu; nghiên cứu và dành nhiều tâm huyết. Nói về dòng sản phẩm tâm đắc nhất có lẽ là dòng son màu. Đây là dòng son rất an toàn cho mẹ bầu, mẹ mới sinh; và các bạn có da môi nhạy cảm.
Là một người mẹ, cũng hiểu tâm lý các mẹ mang thai; và mới sinh không dám dùng mỹ phẩm hay son phấn vì an toàn cho bé; nên tôi đã dành nhiều thời gian tìm hiểu; và sản xuất dòng son có thành phần là cây chùm ngây an toàn; không chứa chì như hiện nay.
Với những sản phẩm chăm sóc sức khỏe và làm đẹp; chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào là một trong những điểm quan trọng nhất. Chị đã giải quyết bài toán này như thế nào?
Trước khi chuyển sang sản xuất tôi đã dành thời gian để nghiên cứu và trồng chùm ngây. Nên hiện tại, để chủ động vùng nguyên liệu, tôi liên kết với các hộ dân ở Đan Phượng; hướng dẫn họ trồng theo tiêu chuẩn không sử dụng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học; sau đó tiến hành thu mua nguyên liệu.
80% khách hàng quay lại
Đâu là điểm khác biệt của Chùm ngây Việt so với các doanh nghiệp hiện có?
Có thể nói điểm mấu chốt để duy trì và phát triển công ty; đó là sự tin tưởng, ủng hộ và trung thành của khách hàng. Bạn có thể bán cho khách lần đầu vì khách ủng hộ; sau đó họ có mua lại hàng hay không phụ thuộc hoàn toàn vào chất lượng; và tác động tích cực của sản phẩm với khách hàng.
Điều tự hào nhất là tới hơn 80% khách hàng của MoriS thường xuyên mua lại; và giới thiệu cho bạn bè, người thân về lợi ích của chùm ngây.
Phát triển các sản phẩm nông nghiệp thường mất nhiều thời gian, công sức và cả vốn liếng. Chị Trần Thị Hường đã vượt qua những khó khăn đó như thế nào?
Lúc mới thành lập công ty, rào cản đầu tiên gặp phải chính là bố mẹ, người thân. Họ phản đối vì sợ mình khổ, sợ vất vả. Nhất là sau lần đầu làm rau chùm ngây; vốn liếng của tôi gần như cạn kiệt. Nhưng không vì vậy mà tôi nản lòng.
Với sản phẩm làm từ rau như của Moris; hệ thống máy móc phải đầu tư rất nhiều tiền. Nhưng may mắn khi đọc được thông tin về trường Đại học Bách khoa lắp đặt cho công ty bánh kẹo Hữu Nghị hệ thống sấy này; tôi mạnh dạn hỏi và được lắp đạt hệ thống với chi phí ít tốn kém hơn rất nhiều.
Bên cạnh đó, kiến thức kinh doanh cũng là điều mà những người làm kinh doanh không chuyên như tôi phải đối diện. Phải marketing làm sao để bán được hàng với chi phí thấp là một bài toán phải mất nhiều thời gian.
Chị Trần Thị Hường đã dùng phương thức gì để đưa sản phẩm tiếp cận người tiêu dùng?
Chùm ngây vốn là loài cây trồng tại nhiều nơi ở Việt Nam, nhưng người biết về lợi ích của nó lại không phổ biến. Vì vậy để nhiều người biết tới công dụng tuyệt vời của chùm ngây, MoriS đã nỗ lực quảng bá thông tin.
Ban đầu tôi mang đi ký gửi ở hệ thống cửa hàng thực phẩm sạch, rồi mang đến các hội phụ nữ để mời dùng thử và chào hàng bán. Tiếp đến là tham gia các hội chợ để giới thiệu sản phẩm. Dần dần, khi đã có sự làm quen ban đầu, tôi dần đưa ra nhiều chiến lược PR trên digital.
Trong quá trình tiếp thị, phản ứng của người tiêu dùng trong nước thế nào?
Thêm một khó khăn nữa khi tiếp cận người tiêu dùng là người Việt rất chuộng hàng ngoại. Tôi được biết có những doanh nghiệp sản xuất trong nước bán tại Việt Nam có gắn mác Made in Viet Nam thì không tiêu thụ được, nhưng làm thủ tục xuất sang nước ngoài rồi nhập lại thì lại bán rất chạy. Cho nên, mục tiêu mà MoriS luôn phấn đấu là lấy được lòng tin của người Việt đối với sản phẩm Việt.
Cảm ơn chị Trần Thị Hường đã chia sẻ. Chúc cho Chùm ngây Việt ngày càng thành công.
Bài: Lệ Thủy
Tiếp Thị Gia Đình