Trần Mai Hương là cái tên không hề xa lạ với thời trang Việt. Cô được mệnh danh là nữ start-up mát tay; khi các dự án thời trang do cô sáng lập và đồng sáng lập đều rất thành công. Nối tiếp thời trang; cô gái sinh năm 1990 triển khai dự án về thủ công mỹ nghệ. Với tư duy hiện đại, tập trung vào nhóm khách hàng có gu thẩm mỹ cao; doanh thu xuất khẩu một năm gần nửa triệu USD chỉ với khoảng 40 đơn hàng. Đó là một con số đáng nể.
Khi hoạt động kinh doanh đi vào quỹ đạo ổn định; Trần Mai Hương rời khỏi dự án và chuyển đến sinh sống tại New York (Mỹ); để hoàn thành chương trình Thạc sĩ ngành bán lẻ thời trang. Tại đây, cô tìm thấy một thử thách mới; và muốn chinh phục. Đó là Fashion Big Data, hay được hiểu là thu thập dữ liệu; và đánh giá nhu cầu khách hàng trong lĩnh vực thời trang.
TIỀM NĂNG FASHION BIG DATA TẠI VIỆT NAM
Chia sẻ lý do tại sao cảm thấy hứng thú với Fashion Big Data; Trần Mai Hương cho biết: “Trước đây tôi hoạt động trong lĩnh vực thời trang; cụ thể là fast- fashion (thời trang nhanh). Nếu không có dữ liệu về hành vi của khách hàng; không biết chính xác nhu cầu khách hàng đang tìm kiếm những sản phẩm gì; không nắm được trend của mùa này; thì không thể tồn tại được. Sản phẩm làm ra sẽ bị tồn kho; gây lãng phí nhân lực và vốn”.
Trần Mai Hương đánh giá việc thu thập dữ liệu về nhu cầu của khách hàng ở Việt Nam còn rất thô sơ. Bằng chứng là đến bây giờ; vẫn còn có hoạt động phát tờ rơi khảo sát; khách hàng bắt đầu đánh vào những lựa chọn có sẵn. Sau đó có một bộ phận ngồi tổng hợp kết quả.
Cách làm này thể hiện rõ sự yếu kém khi mất nhiều thời gian; nhưng dữ liệu thu thập được lại có độ chính xác thấp; không tổng quát và lạc hậu. Mặc dù gần đây đã có các công cụ Social Listening Tool; tổng hợp độ quan tâm của người dùng trên mạng Internet; nhưng dữ liệu thu thập được không bao quát hành vi mua hàng.
Ở Mỹ, Trần Mai Hương đã có khoảng thời gian làm việc cho một công ty chuyên thu thập Big Data trong lĩnh vực thời trang. Việc thu thập dữ liệu bắt đầu từ các web crawler. Để dễ hình dung, cô giải thích: “Người ta ví web crawler như những con nhện. Nó được cài nào những trang web bán hàng; để thu thập lại mọi hành vi, thao tác mua sắm của khách hàng. Từ những dữ liệu đó, sẽ có bộ phận tổng hợp; và phân tích đúng nhu cầu của khách hàng ở hiện tại là gì.”
Theo như Trần Mai Hương chia sẻ; dữ liệu của Big Data chi tiết tới mức có thể cung cấp màu sắc; giá cả, chất liệu và đặc biệt là hình ảnh mọi sản phẩm dựa vào công nghệ image recognition.
Với một thị trường khoảng 95 triệu dân như Việt Nam, trong đó; lượng người ở độ tuổi vàng chiếm phần lớn trong tỷ lệ dân số; Trần Mai Hương nhìn thấy tiềm năng của Fashion Big Data tại chính quê nhà. Chính vì thế, cô gái trẻ 28 tuổi đang ấp ủ triển khai trong tương lai rất gần. Cô hào hứng chia sẻ: “Big Data phát triển dựa trên nền tảng công nghệ. Công nghệ không khó, quan trọng nhất vẫn là người tạo ra nó. Đó là những developer, coder… tạo ra những web crawler đủ thông minh để đi thu thập dữ liệu.”
Tuy nhiên, bên cạnh việc thu thập dữ liệu; Trần Mai Hương vẫn muốn những nhà kinh doanh trong nước hiểu được tầm quan trọng của Big Data. Đồng thời sử dụng nó như một công cụ đắc lực để chiến thắng đối thủ; cũng như chinh phục khách hàng. Bởi nó có thể quyết định toàn bộ hoạt động kinh doanh của một công ty; từ thiết kế, chọn chất liệu, sản xuất đến thành phẩm, tiêu thụ.
TẬN DỤNG BIG DATA ĐỂ TĂNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH
Đặt vấn đề với Trần Mai Hương rằng; giả sử mọi thương hiệu thời trang đều có cho mình Big Data; thì liệu sự cạnh tranh có càng thêm khốc liệt? Cô chia sẻ: “Ai cũng có thể thu thập dữ liệu; nhưng tùy vào công nghệ mà dữ liệu thu được chi tiết đến mức nào. Đôi khi các con nhện thu thập những dữ liệu không sạch. Ví dụ nó chỉ lấy được hình mẫu áo đang bán chạy; nhưng không lấy được chi tiết bèo nhún trên áo hay chất liệu của áo. Sử dụng dữ liệu này sẽ làm giảm năng lực cạnh tranh của chính doanh nghiệp đó.”
Trần Mai Hương cũng nói thêm: “Trong trường hợp mọi nhãn hàng đều có Big Data sạch thì không sao cả. Thời trang là mọi người cùng nhau lăng xê một xu hướng. Kinh doanh thời trang không phải nhãn A ra màu xanh thì nhãn B phải ra màu đỏ.”
Tất cả các nhãn hiệu thời trang quốc tế đều đang sử dụng triệt để dữ liệu của Big Data. Họ xem thông tin của Big Data như định hướng; lựa chọn sản xuất kiểu dáng nào, phối màu ra sao… để vừa theo đúng trend; vừa tạo ra sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh.
Hiện tại, cô đã bắt đầu tìm hiểu nhu cầu thị trường trong việc sử dụng Big Data. “Đối tượng tận dụng nguồn dữ liệu hành vi khách hàng này là những thương hiệu thời trang nội địa; chuỗi cửa hàng và thậm chí là những cửa hàng nhỏ lẻ có khả năng tự sản xuất”, cô nói.
Ngày nay với internet phát triển; chúng ta ngồi ở Việt Nam nhưng vẫn có thể xem buổi trình diễn thời trang mới nhất ở bất kỳ quốc gia khác. Nếu quan tâm, chúng ta sẽ biết xu hướng nào đang thịnh hành; mẫu trang phục nào đang hot. Song song đó, thị trường thời trang trong nước đang ngày một sôi động hơn; với sự xuất hiện của hàng loạt thương hiệu ngoại nhập từ phổ thông đến cao cấp. Họ đem về những xu hướng thời trang đang rất thịnh hành trên toàn cầu. Ngày càng nhiều khách hàng chọn mua vì đơn giản là họ được đáp ứng đúng nhu cầu.
Còn với các thương hiệu nội địa; vì ì ạch không theo kịp trend nên mãi loay hoay làm người đến sau; không thể đáp ứng được nhu cầu lẫn thị hiếu của khách hàng. Đó cũng là nguyên do mà hàng nội địa thua ngay trên sân nhà; cũng như chính người Việt đang thờ ơ với hàng Việt.
Trần Mai Hương tin rằng Big Data có thể làm gia tăng độ nhạy bén lẫn năng lực cạnh tranh; giúp thương hiệu Việt không lạc quẻ với quỹ đạo thời trang thế giới.
THÔNG TIN THÊM:
Trần Mai Hương được biết đến trong cộng đồng start-up với cương vị là người đồng sáng lập Coco Sin; thương hiệu thời trang nhanh (fast-fashion) đầu tiên tại Việt Nam vào năm 2012; trước thời điểm những thương hiệu fast-fashion nổi tiếng thế giới Zara, H&M, Topshop vẫn chưa đổ độ vào.
Sau dự án Fiber, Trần Mai Hương cùng một người bạn sáng lập 8870 Link. Đây là công ty tư vấn; kết nối những nhà xuất khẩu sang thị trường Mỹ và ngược lại; giúp các doanh nghiệp Mỹ thăm dò và phát triển tại thị trường Việt Nam.
Hiện tại, cô đang đại diện Xinova – một công ty sáng chế công nghệ; và innovations có văn phòng tại 7 nước – để thăm dò về nhu cầu giải pháp R&D tại Việt Nam.
Bài: Võ Trung
Tiếp Thị Gia Đình