Tháng 9–2015, Trần Kiên Trung bắt đầu công việc kinh doanh nhà hàng khi chưa có bất kỳ kinh nghiệm nào trong lĩnh vực này. Vậy mà sau một năm, may mắn là tôi vẫn có lượng khách ủng hộ đều đặn, nhiều thương hiệu khác của tôi được ra đời, cũng như sụ xuất hiện những chi nhánh hay nhà hàng nhượng quyền ở các tỉnh thành. Trần Kiên Trung quá may mắn có được điều mà bản thân mình chưa bao giờ dám nghĩ tới trước đây. Tôi cũng đã đi xa và nhanh hơn rất nhiều so với những gì được hoạch định ra ban đầu. Trần Kiên Trung không tự tin khẳng định mình bán mỳ hay đồ ăn ngon nhất ở đây, cái tôi thật sự “bán” đó là sự trải nghiệm của ăn uống mà trước đây chưa từng có.
Làm cái gì đó “điên điên lạ lạ”
Mọi thứ bắt đầu một cách rất tình cờ. Thật tâm tôi chưa bao giờ ấp ủ việc dấn thân vào lĩnh vực nhà hàng hay kinh doanh ăn uống. Năm 2009, khi còn đi học ở San Francisco (Mỹ), tôi được dịp thử qua món hủ tiếu của người Thái gọi nôm na là “hủ tiếu ghe”. Nhìn tô hủ tiếu nhỏ xíu thấy hay hay. Qua tìm hiểu, tôi biết thêm đây là món khá phổ biến trong văn minh sông nước hay chợ nổi ở Thái Lan và Campuchia. Ký ức về món ăn này tưởng chừng như ngủ quên cho đến năm 2015, khi tôi hoàn tất việc học thạc sỹ và trở về nước, chị tôi rủ rê cùng làm cái gì đó “điên điên, lạ lạ”. Tôi mới hỏi lại chị: “Bán tô mỳ nhỏ xíu, gắp hai đũa là hết thì có đủ điên không?”. Trải nghiệm tô hủ tiếu ngày nào chợt ùa về và hai chị em bắt đầu xây dựng ý tưởng cho Mỳ 7 Tô.
Bắt đầu một việc gì đó mà chưa hề có kinh nghiệm thì quả là “điếc không sợ súng”. Nhà hàng may mắn nhận được sự chú ý của mọi người khi vừa ra mắt. Ai cũng tò mò và muốn tìm hiểu thế nào là ăn một lúc 7 tô mỳ khác nhau, và tại sao lại có cái giá 49.000 đồng “vô lý” như vậy được? Đó đúng là chiến lược của tôi, dùng hình tượng sốc, dùng giá sốc để gây hiệu ứng tò mò và truyền miệng. Tuy nhiên, cái không lường trước được chính là độ vênh của cung – cầu do sự hiếu kỳ của khách trong thời gian đầu. Khách đến quá đông trong khi đội ngũ bếp vẫn chưa quen với mô hình nấu này. Nhân viên phục vụ cũng không thạo trong việc lấy order hay bưng bê nhiều tô cùng lúc. Ngay cả chính tôi cũng quá non nớt trong việc xử lý tình huống trong kinh doanh. Và thế là giai đoạn đầu, tôi không biết làm gì hơn là cúi rạp người xin lỗi khách, những vị khách bực mình phải bỏ về vì đợi quá lâu mà không có đồ ăn.
Trần Kiên Trung hiện là tổng giám đốc công ty truyền thông hoạt động tại Campuchia
Có những ngày, tôi để bảng mở cửa đến 22 giờ, mà mới đến 19 giờ, bếp đã hết sạch đồ để bán vì không lường trước được số lượng. Đây quả là một bài học đáng nhớ, vấn đề không phải chỉ là khâu thương hiệu và đối ngoại, mà cả khâu quản lý, vận hành cũng phải vững vàng để phục vụ được khách. Thời gian đó tôi thật sự muốn bỏ cuộc vì không quen với những áp lực này. Nhưng rồi nghĩ lại thì tiếc, bởi tôi vẫn tin mô hình của mình đủ “ngon lành” để có thể nhận được phản hồi tốt hơn. Và rồi tôi tự tìm tòi, học lại cách khắc phục, họp bàn chu đáo hơn với bếp, tăng cường quản lý nhân sự và có phương án đề phòng rủi ro “cháy hàng” khi cần thiết.
Thừa thắng xông lên
Khi thấy mô hình 7 tô hút khách, nhiều nơi “bê nguyên xi” để áp dụng hoặc biến tướng ra nhiều cái na ná. Tôi không có ý định ganh đua hay so sánh mình với các bản sao chép. Tôi chỉ nghĩ làm sao làm tốt thương hiệu hiện tại, khách hàng sẽ tự có sự lựa chọn đâu là nơi họ muốn đến. Tôi may mắn có được cái đầu hơi “không bình thường” của người học chuyên ngành về Integrated Marketing Communications (truyền thông tiếp thị tích hợp) và Quảng cáo, nên tôi thường cho ra những chiến dịch lấy lòng khách không giống ai. Ví dụ như vào mùa mưa, hàng quán thường ế ẩm, nhưng tôi đã cho ra khuyến mãi “Hễ trời mưa mà bạn đến quán là sẽ được tặng ngay một bánh bao cho mỗi combo”. Thế là nhiều người còn mong trời mưa để họ đi ăn.
Gần đây, tôi có khai trương chi nhánh nhượng quyền mới cho Mỳ 7 Tô. Thực tế mở chi nhánh không phải là quá khó, nhưng điều tiên quyết là phải có được đội ngũ làm chung biết việc và tin tưởng được. Các cộng sự là nền tảng cho tất cả, từ khâu phát triển tại “đại bản doanh”, cho đến các chi nhánh hay hướng phát triển khác. Nếu tổ chức và phân chia công việc rõ ràng cho từng người với năng lực phù hợp, thì việc đảm bảo chất lượng là không khó. Hiện tại đã có nhà hàng nhượng quyền ở Vũng Tàu và tôi đang làm việc với các nơi khác như Cần Thơ, Biên Hòa, Hà Nội.
Bên cạnh Mỳ 7 Tô, tôi còn cho ra đời 3 thương hiệu khác gồm Khang Dim Sum Bar chuyên các món Hoa điểm tâm truyền thống, Gà Đất bình dân với các món lai rai chế biến từ gà và Cơm Nhà Giao Nhanh – dịch vụ giao cơm trưa văn phòng. Giống như các bậc làm cha làm mẹ khác, tôi muốn thấy những “đứa con” của mình mau lớn, được đón nhận, được người ta khen và được người ta yêu.
Luôn nỗ lực hết mình khi còn trẻ
Ngoài kinh doanh nhà hàng, tôi còn có một công ty truyền thông ở Campuchia, và hoạt động freelance hoặc tư vấn cho một số dự án khác liên quan đến PR, marketing. Tôi khá thích thú với việc mỗi ngày đều có một thử thách hay trải nghiệm mới trong những việc mình làm. Tôi không thích tư duy lối mòn và dậm chân tại chỗ. Tuổi trẻ chỉ có một. Tôi tranh thủ tuổi trẻ và năng lượng của mình để làm hết những gì mình thích khi còn có thể. Với tôi, cảm giác tuyệt vời nhất là khi mình làm được những điều mà người khác nói là bạn không thể!
Thông tin thêm
√ Trần Kiên Trung sinh năm 1988. Trần Kiên Trung là giám đốc thương hiệu của Mỳ 7 Tô, Khang Dim Sum Bar, Gà Đất, Cơm Nhà Giao Nhanh và đồng thời là Tổng giám đốc công ty truyền thông Cicerón, hoạt động tại Campuchia.
√ Kiên Trung tốt nghiệp BTEC National Diploma in Business Management tại Leeds (Anh quốc), Bachelor of Art in Advertising và Master of Science in Integrated Marketing Communications tại San Francisco (Mỹ).
√ Địa chỉ nhà hàng: 20 Nguyễn Duy Dương, P. 8, Q. 5, TP. HCM.
Bài: Trung Võ
Tiếp Thị Gia Đình