Trái đất đang bước vào giai đoạn hủy diệt thứ sáu

Đó là kết luận mới nhất từ nghiên cứu của ba trường đại học Stanford, Princeton và Berkeley của Mỹ. Năm ngoái, một nghiên cứu khác của Đại học Duke cũng đưa ra kết luận tương tự

Ảnh chỉ nhằm mục đích minh họa

Nghiên cứu này đã được công bố chính thức trong tạp chí Science Advances.

65 triệu năm trước, loài khủng long đã bị diệt chủng, có lẽ do một thiên thạch khổng lồ đụng vào trái đất. Đó là lần hủy diệt thứ năm. Giờ đây, lần hủy diệt thứ sáu dường như đã bắt đầu. Và lần này, con người là nạn nhân chính.

Các nhà khoa học rút ra kết luận này sau khi nghiên cứu tốc độ tuyệt diệt của một số loài động vật có xương sống. Tốc độ tuyệt diệt động vật có xương sống này hiện đang cao gấp 100 lần so với giai đoạn trái đất không ở vào trạng thái hủy diệt. Từ năm 1900 đến nay, chỉ trong vòng 115 năm, hơn 400 loài đã tiệt chủng. Trước đây, việc này mất ít nhất 10.000 năm.

Nguyên nhân tốc độ tuyệt chủng tăng cao là vì thay đổi khí hậu, ô nhiễm và nạn phá rừng.

20150620_tieudiem_ong 1

Việc ong thụ phấn cho hoa có thể biến mất trong ba thế hệ loài người sắp tới

 

Báo cáo đề cập đến vấn đề ong đang chết hàng loạt. Bạn có thể hỏi ong chết thì liên quan gì đến sự hủy diệt của trái đất? Rất đơn giản, ong chết, quá trình thụ phấn tự nhiên cho cây bị ngưng trệ, cây xanh biến mất. Chúng ta có thể đoán ngay nếu không còn cây cối, điều gì sẽ diễn ra với con người và các loài vật khác trên trái đất này. Nghiên cứu cho biết việc thụ phấn do ong này có thể sẽ hoàn toàn biến mất trong vòng ba thế hệ loài người sắp tới.

Tác giả phụ trách nhóm nghiên cứu, ông Gerardo Ceballos, cho biết: “Nếu chúng ta cứ để tình trạng này diễn ra, cuộc sống trên trái đất sẽ mất nhiều triệu năm nữa mới có thể phục hồi. Loài người chúng ta có thể sẽ bị tuyệt chủng sớm”.

Giáo sư Paul Ehrlich của Đại học Stanford nói: “Chúng ta đang cưa chính cái cành cây mình đang ngồi trên đó”.

Một kết luận đáng sợ. Chúng ta phải làm gì để ngăn chặn sự tuyệt chủng của chính mình?

Tiếp Thị Gia Đình

Đừng bỏ qua